Trong bất cứ vấn đề gì và đặc biệt là làm kinh doanh thì nghệ thuật làm nghề là không thể nào thiếu. Nghệ thuật trong kinh doanh là sự kết hợp của phong cách bán hàng, ngôn ngữ giao tiếp, nhằm mang đến hiệu quả trong kinh doanh. Vậy nghệ thuật kinh doanh là gì và cần nắm những nghệ thuật gì để kinh doanh thành công? Tìm hiểu nghệ thuật kinh doanh thành công qua bài chia sẻ dưới đây của Digi Việt nhé.
Như thế nào là nghệ thuật kinh doanh?
Nghệ thuật kinh doanh có thể được hiểu một cách đơn giản thì đó chính là hoạt động kinh doanh của một tổ chức, tuy nhiên tổ chức đã đạt được hiệu quả kinh doanh ở mức độ điêu luyện, hiệu quả so với những phương pháp thông thường. Khi nhắc tới nghệ thuật kinh doanh chính là nhắc tới nghệ thuật khi làm nghề, và được thể hiện ở trình độ quá hoàn hảo và điêu luyện.

Các phương diện thể hiện trong nghệ thuật kinh doanh
Nghệ thuật kinh doanh được thể hiện qua rất nhiều phương diện, và nổi bật là những phương diện cụ thể dưới đây:
Chớp thời cơ
Cơ hội, thời cơ là những điều có thể mang đến hiệu quả kinh doanh rất tốt cho doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nếu biết tiếp nhận, khai thác thời cơ sẽ phát triển rất tốt. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết nắm bắt cơ hội, rồi khai thác nó. Doanh nghiệp cần phải hết sức nhạy bén, có khả năng phân loại thời cơ, biết cái nào cần và không cần tùy theo thời điểm của doanh nghiệp.
Có rất nhiều cơ hội phù hợp ở những thời điểm đó, tuy nhiên không có tầm nhìn, không có thái độ dứt khoát thì đánh mất đi cơ hội thực hiện. Các doanh nghiệp cần biết cơ hội kinh doanh nhiều khi chỉ đến duy nhất có một lần, mất đi rồi sẽ không bao giờ còn cơ hội. Vì vậy chớp thời cơ chính là một nghệ thuật kinh doanh mà những ai đang làm nghề này cần phải biết.
Xem thêm: cách bán trà sữa đông khách
Biết truyền cảm hứng
Một mô hình kinh doanh muốn phát triển toàn diện thì ngoài ý tưởng tốn, khả năng kinh doanh thì còn là cách bạn vận hành con người. Trong kinh doanh, sự lan tỏa cảm hứng, khơi gợi năng lượng cho nhân viên đóng vai trò hết sức quan trọng.

Nhân viên cần có động lực làm việc, cố gắng để hoàn thiện bản thân, có như vậy mới có thể phục vụ tốt cho công việc. Lúc này nghệ thuật kinh doanh chính là chủ doanh nghiệp cần hỗ trợ tạo động lực, truyền cảm hứng cho nhân viên của mình. Cần làm sao để nhân viên có thấy thoải mái với công việc, có tinh thần phát triển và cố gắng cho cả doanh nghiệp và bản thân người nhân viên trong tương lai.
Nghệ thuật đàm phán
Trong kinh doanh thì đàm phán chính là một kỹ năng vô cùng quan trọng, ai cũng cần phải có. Đây là kỹ năng đóng vai trò quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp. Các bên tham gia đàm phán cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc xây dựng hình ảnh, tìm hiểu rõ đối tác đàm phán, biết phân tích thái độ của đối tác,…
Đây là nghệ thuật kinh doanh thành công mà người làm kinh doanh thực sự không thể thiếu. Đặc biệt là việc sử dụng ngôn từ, sử dụng câu hỏi để có thể thăm dò đối tác, tuy nhiên cách thăm dò phải hết sức khéo léo.
5 điều cần quan tâm trong nghệ thuật kinh doanh
Để kinh doanh thành công thì điều không thể thiếu đó là nghệ thuật kinh doanh. Và những điều dưới đây là những điều bạn cần phải lưu ý khi bắt đầu với nghệ thuật kinh doanh cơ bản mà bạn nên biết:
Nụ cười
Với người bán hàng thì nụ cười chính là một công cụ để giao tiếp hiệu quả. Nhờ vào nụ cười mà bạn có thể gây được thiện cảm tốt đối với khách hàng của mình. Người bán hàng cần phải nắm bắt được cách cười duyên, luôn biết giữ cho mình thái độ niềm nở, tạo ấn tượng tốt cho khách hàng. Bởi vì người làm kinh doanh muốn thành công thì phải có khách hàng đặc biệt là khách hàng lâu năm.
Khi có thái độ nhiệt tình, có nụ cười duyên dáng thì chắc chắn bạn sẽ có những lần mua hàng tiếp theo từ khách hàng đó. Tuy nhiên, bạn cần phải dựa theo tùy đối tượng khách hàng để có thái độ niềm nở phù hợp, tránh gây cho khách hàng cảm giác khó chịu.
Xem thêm: #10 ý tưởng kinh doanh it vốn
Sự trung thực
Dù là bán mặt hàng gì thì khách hàng cũng rất quan tâm và trông đợi vào sự trung thực của nhân viên bán hàng. Chính vì vậy, dù cho bạn là một người khéo léo trong tán dương sản phẩm nhưng bạn thiếu đi sự trung thực thì cũng không lấy được cái gật đầu của khách hàng.

Tuy nghệ thuật kinh doanh về sự trung thực ở đây không phải là bạn sẽ phản ánh nguyên hiện trạng của sản phẩm. Bạn cần biết vận dụng sự trung thực một cách khéo léo, biết khen và nhận xét một cách đúng thời điểm.
Sự an toàn
Để có thể cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp đều cố gắng phát triển đa dạng hóa sản phẩm, làm cho sản phẩm có dấu ấn riêng. Tuy nhiên thì dù bạn có thực hiện bất cứ phương án nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải quan tâm đến rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải. Từ đó giúp bạn có thể đưa ra được cách đề phòng hợp lý, nhằm hạn chế được tổn thất. Đây chính là nghệ thuật kinh doanh mà người làm chủ nên cố gắng học tập để thực hiện cho doanh nghiệp của mình.
Tiết kiệm
Người làm kinh doanh mục đích cuối cùng luôn là lợi nhuận, do đó người chủ cần biết được nghệ thuật kinh doanh làm sao lợi nhuận của mình được tối ưu hóa hết mức. Việc biết tiết kiệm chi phí ở mức tốt nhất vừa có lợi cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng. Đây chính là nghệ thuật có thể mang đến lợi ích cho đôi bên mà người làm kinh doanh cần phải nắm.
Giữ chữ tín
Người làm kinh doanh thì chữ tín là chữ quan trọng để có thể xây dựng thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Để xây dựng được chữ tín thì chủ doanh nghiệp ngoài đảm bảo chất lượng sản phẩm còn phải đảm bảo được tinh thần này trong đội ngũ kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên tiếp thị,…
Đây chính là người đóng vai trò hết sức quan trọng để có thể xây dựng được thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp. Qua bài viết này chắc hẳn bạn đọc phần nào đã định hình được thế nào là nghệ thuật kinh doanh. Đồng thời Digi Việt cũng mong muốn cho bạn những điều bạn cần lưu ý về nghệ thuật trong kinh doanh. Nếu là một người đang làm kinh doanh và bạn đang tìm kiếm các dịch vụ quảng cáo, xây dựng thương hiệu,… bạn có thể liên hệ đến Digi Việt để chúng tôi hỗ trợ nhé.
Có thể bạn quan tâm: