9 bước lập kế hoạch kinh doanh mở nhà hàng, quán ăn hiệu quả

Thị trường kinh doanh ẩm thực, chẳng hạn như mở các nhà hàng, quán ăn là cơ hội lớn giúp mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều người. Tuy nhiên, với mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt trong việc kinh doanh nhà hàng, quán ăn như hiện nay thì chỉ với một bước sơ suất cũng có thể khiến cho nhủ nhà hàng phải điêu đứng và gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, một bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng, quán ăn bài bản, chỉn chu ngay từ đầu sẽ là nền móng giúp bạn có sự khởi đầu thuận lợi hơn. Qua bài viết dưới đây, Digi Việt sẽ hướng dẫn chi tiết 9 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng, quán ăn hiệu quả sẽ giúp bạn tiến nhanh đến thành công hơn.

Xác định, chuẩn bị đủ nguồn tài chính

Khi nghĩ đến việc lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng, đầu tiên bạn cần xác định được chính xác nguồn vốn mà mình cần đến. Việc mở nhà hàng, quán ăn cần số tiền bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh mà bạn muốn hướng đến.

Trước tiên, bạn cần lập một bản kế hoạch dự toán các chi phí cần thiết để mở nhà hàng. Bản kế hoạch chi phí này sẽ bao gồm các khoản như mặt bằng, thiết kế nhà hàng, thủ tục pháp lý, các loại trang thiết bị cần thiết,…

Đồng thời, bạn còn nên lên kế hoạch cho các khoản chi phí dự phòng có thể phát sinh ngoài dự kiến cùng với khoản dự trữ để đảm bảo duy trì được hoạt động của nhà hàng trong thời gian đầu tiên, vì giai đoạn đầu các chủ nhà hàng thường sẽ phải chịu lỗ.

Xem thêm: cách bán trà sữa đông khách

Tài chính là yếu tố quan trọng hàng đầu và không thể thiếu trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Sau khi đã xác định được các khoản chi phí, bạn hãy tìm cách chuẩn bị đủ nguồn vốn theo bản kế hoạch đã vạch ra. Nếu bản thân đang không có đủ số vốn, bạn có thể chọn nhiều cách khác như vay ngân hàng, xin hỗ trợ đầu tư từ bên ngoài,…

Nghiên cứu kỹ về thị trường

Hiện nay có khá nhiều người mở nhà hàng kinh doanh theo trào lưu, chưa tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về thị trường. Việc này khá nguy hiểm bởi vì có thể mang đến rất nhiều rủi ro cho các chủ nhà hàng. Chính vì vậy trong việc lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng không thể nào thiếu bước nghiên cứu thị trường.

Trong đó, bạn nên chú trọng cả việc nghiên cứu tổng quan thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh. Việc xác định toàn diện về thị trường F&B sẽ giúp bạn xác định được như yếu tố như mô hình nhà hàng đang được ưa chuộng, món ăn hot, xu hướng ăn uống được thực khách yêu thích,… Đây chính là những thông tin quan trọng có thể giúp bạn rất nhiều trong việc lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng, quán ăn.

Về đối thủ cạnh tranh, bạn nên xác định các thông tin cần thiết thông qua việc trả lời một số câu hỏi như:

  • Đối thủ kinh doanh của bạn gồm những cái tên nào?
  • Điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ đó là gì?
  • Những đối thủ trên có điểm gì đặc biệt so với những đối thủ khác?

Với câu trả lời từ những câu hỏi trên, bạn có thể rút ra được điều cần học hỏi, tránh mắc sai lầm ở đối thủ và tìm ra được những hướng đi khác biệt cho thương hiệu nhà hàng, quán ăn mà mình sắp kinh doanh.

Xác định đúng khách hàng mục tiêu của nhà hàng, quán ăn

Trên thực tế không có một nhà hàng hay quán ăn nào có thể thu hút và làm vừa lòng và đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi người. Chính vì vậy, nếu muốn kinh doanh nhà hàng, quán ăn thành công, bạn cần xác định và chỉ nên nhắm vào một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể. Sau đó, bạn hãy tìm hiểu về đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu này để phục vụ họ tốt nhất.

Xem thêm: mở quán ăn vặt cần bao nhiêu vốn

Xác định, chọn mô hình nhà hàng, quán ăn

Khi lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng, quán ăn, bạn không thể bỏ qua được việc lựa chọn mô hình kinh doanh. Bạn nên xác định rõ được ngay từ đầu các đặc điểm của nhà hàng mình, chẳng hạn như nhà hàng sẽ mang phong cách nào, phân khúc cao cấp hay bình dân, truyền thống hay hiện đại,… Trên cơ sở đó, bạn có thể tiếp tục lên ý tưởng kinh doanh nhà hàng về địa điểm, quy trình vận hành, phong cách thiết kế và trang trí nội thất,…

Dưới đây là một số mô hình kinh doanh nhà hàng, quán ăn mà bạn có thể tham khảo:

  • Restaurant: Nhà hàng với các phân khúc bình dân, tầm trung và cao cấp, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm toàn diện từ dịch vụ, món ăn đến không gian,…
  • Fastfood: Mô hình kinh doanh bán đồ ăn nhanh, hướng đến sự tiện lợi với không gian quán được bày trí đơn giản.
  • Buffet: Mô hình nhà hàng, quán ăn mà khách hàng chỉ việc trả tiền vé trọn gói để ăn thoải mái và không giới hạn món ăn.
Xác định chính xác mô hình kinh doanh nhà hàng để lên các ý tưởng kinh doanh đúng hướng

Lựa chọn mặt bằng xây dựng nhà hàng, quán ăn

Vị trí kinh doanh, diện tích và chi phí chính là ba yếu tố mà bạn cần quan tâm đến trong việc lựa chọn mặt bằng cho nhà hàng. Về vị trí, bạn có thể ưu tiên chọn địa điểm tập trung đông khách hàng mục tiêu đã được xác định. Chẳng hạn như cửa hàng bán đồ ăn nhanh nên tập trung ở những nơi có mặt đường lớn, gần văn phòng, công ty, trường học,… Còn đối với mô hình buffet, bạn nên chọn những nơi có khu dân cư đông đúc, trung tâm thương mại,…

Về diện tích, yếu tố này sẽ phụ thuộc vào quy mô của nhà hàng, quán ăn mà bạn đã xác định trước đó. Mặt bằng này cần có đủ diện tích để đảm bảo không gian ăn uống thoải mái cho khách hàng, thuận tiện di chuyển, chỗ để xe phù hợp,… Ngoài ra về yếu tố chi phí, bạn cũng nên cân nhắc sao cho phù hợp với nguồn vốn đã định sẵn.

Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh tiệm bánh ngọt

Thiết kế không gian, trang trí nhà hàng

Thiết kế và trang trí không gian nhà hàng là một việc mà bạn nên chú trọng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh. Ngày nay, nhiều thực khách đến nhà hàng, quán ăn không chỉ thỏa mãn nhu cầu ăn uống mà còn có sở thích chụp ảnh check in, nhìn ngắm không gian ẩm thực mãn nhãn. Chính vì vậy, để thu hút thêm nhiều khách hàng, bạn nên dựa vào nhóm đối tượng mục tiêu để chọn phong cách thiết kế, trang trí phù hợp.

Thiết kế menu bắt mắt, chuyên nghiệp

Menu bắt mắt sẽ giúp thu hút, gây ấn tượng hơn cho khách hàng. Khi xây dựng menu, bạn nên lưu ý và chú trọng đến một số vấn đề như sau:

  • Cân đối hợp lý giữa giá bán món ăn với giá thành sản phẩm.
  • Cân đối định lượng món ăn rõ ràng, hợp lý.
  • Cân bằng thực đơn đa dạng, phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng mục tiêu.
  • Chú trọng đến cách thiết kế, trang trí thực đơn, sắp xếp nội dung và hình ảnh sao cho logic, đẹp mắt.
Menu đẹp mắt, được sắp xếp logic giúp thu hút, gây ấn tượng mạnh với thực khách

Lên kế hoạch tuyển và đào tạo nhân viên

Nhân viên nhà hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng mà bất cứ nhà hàng, quán ăn nào cũng cần có. Trong đó, có một số vị trí nhân viên không thể thiếu chính là quản lý, đầu bếp, bếp trưởng, nhân viên phục vụ và thu ngân. Dù là bất cứ vị trí nào, bạn cũng nên chú trọng đến việc tuyển dụng và đào tạo để nhân viên thuần thục nghiệp vụ, thể hiện được sự chuyên nghiệp nhất trong mắt khách hàng.

Lên chiến lược marketing cho kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Xây dựng chiến lược marketing chính là một nội dung không thể thiếu trong việc lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Trong thời gian đầu kinh doanh nhà hàng, marketing chính là công cụ đẩy mạnh thương hiệu mạnh mẽ, giúp nhà hàng, quán ăn của bạn tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên trên thực tế, không phải chủ nhà hàng nào cũng có thể tự lên cho mình một chiến lược marketing đúng và có hiệu quả. Lúc này, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của bên thứ 3 chuyên về dịch vụ marketing, quảng cáo uy tín. Nếu không biết nên chọn đơn vị nào, bạn có thể tham khảo các dịch vụ marketing, quảng bá thương hiệu, chạy quảng cáo,… uy tín hàng đầu tại Digi Việt. Với kinh nghiệm cùng sự tận tâm, chắc chắn Digi Việt sẽ mang đến cho bạn những chiến lược quảng bá hiệu quả, giúp đưa hình ảnh nhà hàng đến gần hơn với nhiều khách hàng mục tiêu.

Trên đây là 9 bước cần thực hiện khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng, quán ăn mà bạn cần biết để thành công hơn trong thị trường đầy tiềm năng này. Hy vọng từ những chia sẻ trên của Digi Việt, bạn có thể bắt tay vào lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng một cách suôn sẻ nhất để có một khởi đầu tốt hơn trong tương lai!

Có thể bạn quan tâm: kinh doanh theo mạng là gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm công ty
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat trên Zalo