Quy trình và Chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

    - Quảng Cáo -

    Việc thực hiện đúng quy trình và có chiến lược xây dựng thương hiệu tốt sẽ cực kỳ hữu ích cho doanh nghiệp. Không phải đơn vị nào cũng có cách thức làm việc đúng và hiệu quả. Nếu bạn đang lăn tăn không biết phải thực hiện theo bước ra sao thì đón đọc bài viết này sẽ có nhiều thông tin bổ ích mà Digiviet cung cấp.

    Quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

    Đối với một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả thì cần phải có cách xây dựng thương hiệu đúng quy trình. Và quy trình này như thế nào thì mời bạn cùng tìm hiểu ngay bên dưới:

    Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

    Đầu tiên là doanh nghiệp cần xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu để đẩy mạnh thương hiệu. Bạn cần phải biết rằng không thể nào thương hiệu của mình in sâu trong lòng 100% khách hàng toàn thị trường. Do vậy các sản phẩm, dịch vụ của mình có đối tượng nào thì nhắm vào đối tượng đấy để thu hút vào tạo niềm tin, sự yêu thích của họ.

    Doanh nghiệp cần định hình chân dung khách hàng cụ thể. Liệt kê các nhóm đối tượng càng chi tiết càng tốt như độ tuổi, giới tính, thu nhập, khu vực sống, trình độ học vấn, sở thích, nhu cầu,…

    Xem thêm: định vị thương hiệu là gì

    Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

    Tạo sứ mệnh của thương hiệu

    Doanh nghiệp của bạn cần thiết lập sứ mệnh của thương hiệu. Bạn cần diễn ra điều mà doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai và truyền đạt sự cam kết tới khách hàng tin tưởng. 

    Các đặc điểm của doanh nghiệp như logo, slogan, tính cách, hoạt động thường ngày của doanh nghiệp cần nhất quán với sứ mệnh được thiết lập từ trước. Khi khách hàng đặt câu hỏi về doanh nghiệp thực hiện những gì thì bạn chỉ cần đáp lại bằng sứ mệnh được đặt ra từ trước đó.

    - Quảng Cáo -

    Khảo sát thương hiệu trong thị trường

    Bạn không đủ tiềm lực hoặc thực hiện hành động bắt chước các chiến dịch xây dựng thương hiệu từ các tên tuổi đình đám. Và bạn cũng nên tạo nên sự khác biệt, trước hết cần phải khảo sát thương hiệu trong thị trường. Xem đối thủ của mình là ai để có cách làm hiệu quả và không bị trùng lặp với họ.

    Doanh nghiệp có thể dùng các công cụ hỗ trợ để khảo sát thị trường. Cụ thể như qua Google Docs, Excel để thống kê chi tiết các vấn đề cần làm ra sao. Như vậy bạn sẽ biết được những gì cần làm cho việc xây dựng thương hiệu

    Khảo sát thương hiệu trong thị trường

    Nhấn mạnh vào lợi ích mà thương hiệu mang lại cho khách hàng

    Việc xây dựng một thương hiệu cho doanh nghiệp cần nhấn mạnh vào những lợi ích mà thương hiệu đó sẽ mang lại. Như vậy khách hàng sẽ bị thu hút và khuyến khích lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp. 

    Tạo Logo và Slogan cho thương hiệu

    Với thương hiệu muốn phát triển vững mạnh nhất định bạn phải có logo, slogan nhận diện. Như vậy khách hàng khi nhìn vào sản phẩm xuất hiện logo, slogan đó sẽ nhớ ngay tới thương hiệu của bạn và tin tưởng lựa chọn về sau. Công việc tạo bộ nhận diện thương hiệu cần có chuyên gia tư vấn và đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp đảm nhiệm. 

    Xem thêm: local brand là gì

    Tạo Logo và Slogan cho thương hiệu

    Xây dựng tính cách đại diện cho thương hiệu

    Đối với thương hiệu thì bạn cũng cần phải xây dựng tính cách riêng. Như vậy khách hàng nhìn vào mới cảm nhận sự riêng biệt, đặc trưng vốn có của doanh nghiệp bạn, không bị bão hòa với vô số các thương hiệu khác có mặt trên thị trường. 

    Xây dựng thông điệp mà thương hiệp truyền tải

    Việc xây dựng  thành công thương hiệu thì bạn phải có thông điệp muốn truyền tải tới mọi người. Chính thông điệp là những ý nghĩa quan trọng mà doanh nghiệp đúc kết. Khách hàng hoàn toàn ưng ý và dễ chịu khi giao tiếp với doanh nghiệp có được các tính cách mà họ yêu thích.

    Doanh nghiệp cần định hình sẵn thông điệp trước đó và tiến hành truyền tải đúng quy trình. Thông điệp này sẽ đi cùng với doanh nghiệp xuyên suốt các chiến dịch marketing. Cụ thể như doanh nghiệp là ai, cung cấp các sản phẩm/dịch vụ gì, mong muốn mang tới điều gì cho xã hội,…

    Tích hợp thương hiệu vào các điểm chạm tới khách hàng

    Doanh nghiệp cần truyền tải linh hồn lên các điểm chạm giữa thương hiệu với khách hàng. Khi bước chân vào nơi làm việc của doanh nghiệp sẽ nhìn ngay thấy logo, màu sắc, bộ nhận diện thương hiệu có mặt ở khắp mọi nơi. Chẳng hạn như đồng phục, card visit, sổ sách có logo doanh nghiệp đi tới đâu khách hàng cũng nhận ra ngay.

    Hiểu rõ thương hiệu của mình

    Bạn cần phải hiểu rõ được thương hiệu của mình như vậy mới lan truyền sứ mệnh, truyền thông điệp hiệu quả. Trong các tuyển dụng của doanh nghiệp thì thường các lãnh đạo sẽ lựa chọn những người vừa có năng lực vừa phù hợp với văn hóa công ty xây dựng.

    Chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

    Chiếc lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là việc dùng chiến lược, kế hoạch marketing thúc đẩy khả năng nhận biết của khách hàng với thương hiệu. Mục tiêu doanh nghiệp cần làm là tạo được sự nổi bật, khác biệt của thương hiệu so với các đối thủ có mặt trên thị trường.

    Xem thêm: thương hiệu quốc gia là gì

    Chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

    Một số chiến lược hữu hiệu được các doanh nghiệp áp dụng xây dựng  thành công thương hiệu: 

    • Nâng cao trải nghiệm của khách hàng trực tuyến
    • Đẩy mạnh SEO & Content marketing.
    • Marketing trên nền tảng mạng xã hội.
    • Email marketing.
    • SEM (PPC).

    Quy trình và chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp đã được nêu rõ trong bài viết của Digiviet. Công việc này không hề đơn giản mà cần có kế hoạch và quy trình bài bản, cần sự phối hợp của cả đội ngũ công ty cùng thực hiện mới hiệu quả.

    Bài viết này có hữu ích không?

    Chọn số lượng ngôi sao mà bạn muốn đánh giá!

    Điểm trung bình 0 / 5. Tổng bình chọn 0

    Hiện tại chưa có lượt bình chọn nào cho bài viết này! Hãy là người đầu tiên nhé!

    - Quảng Cáo -

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    bài viết liên quan

    spot_img
    spot_img