Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt thì việc sử dụng các công cụ hữu hiệu hỗ trợ kinh doanh luôn được các doanh nghiệp để tâm. Cụ thể có website thương mại điện tử chính là công cụ mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua. Để làm rõ hơn về website thương mại điện tử là gì thì bài viết của digiviet.com sẽ làm rõ bên dưới.
Website thương mại điện tử là gì?
Pháp luật nước ta cũng đã có định nghĩa cho website thương mại điện tử cụ thể. Tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP có hướng dẫn website thương mại điện tử chính là trang thông tin điện tử được tạo ra phục vụ một phần hoặc toàn bộ việc mua bán hàng hóa, dịch vụ từ giới thiệu, giao kết hợp đồng, cung ứng, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

Website này hoạt động trên mạng lưới internet và người dùng thực hiện các giao dịch thông qua nó. Bao gồm cả các website không có chức năng đặt hàng, mua hàng online, thanh toán online, khách hàng cần mua gì cần gọi điện hoặc để lại thông tin được tư vấn chốt hàng.
Cụ thể tại Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, website thương mại điện tử được phân chia thành 2 loại. Đó là website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
7 điều cần biết về e-commerce website
Website thương mại điện tử là gì đã rõ, phần này sẽ cung cấp thêm các vấn đề liên quan. Về e-commerce website có rất nhiều thông tin khác nhau được tổng hợp để cung cấp tới những ai đang hoạt động, chuẩn bị theo công việc này. Dưới đây digiviet.com sẽ nêu ra những kiến thức quan trọng nhất:
5+ loại hình hoạt động của E-Commerce
Thư điện tử: Thư điện tử được các doanh nghiệp, cơ quan Chính Phủ sử dụng phổ biến. Thư này sử dụng như hình thức giao tiếp trực tuyến qua mạng lưới internet.
Thanh toán điện tử: Cách thanh toán tiền trả cho dịch vụ nào đó qua mô hình trực tuyến. Chẳng hạn như trả tiền mua hàng, chi trả lương vào tài khoản, trả hóa đơn bằng thẻ,…
Trao đổi dữ liệu điện tử: Hình thức trao đổi dữ liệu dưới dạng có cấu trúc. Tin được chuyển từ máy tính điện tử này sang thiết bị sử dụng khác đã có thỏa thuận của các đơn vị với nhau.
Truyền dung liệu: Nội dung hàng hóa số, giá trị thực của cửa hàng số được thể hiện một cách rõ ràng. Sản phẩm gửi tới khách hàng qua hình thức giao hàng qua mạng.
Mua bán hàng hóa hữu hình: Mua hàng hóa bán lẻ trên các trang thương mại điện tử được phổ biến. Các sản phẩm hữu hình cực kỳ phong phú như quần áo, mỹ phẩm, đồ gia dụng,…
Tầm quan trọng của Ecommerce thời 4.0
Khi bùng nổ cuộc cách mạng 4.0 thì sự phát triển của công nghệ thông tin như vũ bão. Điều này càng tác động khiến cho e-commerce website được phát triển mạnh hơn.

Thương mại điện tử đẩy mạnh việc kinh doanh tốt hơn, vượt qua các khó khăn về khoảng cách địa lý và thời gian, khách hàng có thể mua hàng mọi lúc mọi nơi. Việc mua hàng ở địa chỉ nào đó chỉ cần ngồi một chỗ và lướt máy lựa chọn đặt hàng là chờ ship tận nơi. Hình thức bán hàng này giúp kết nối khách hàng và người mua hiệu quả, nhanh chóng, không có giới hạn số lượng và vị trí địa lý.
Sử dụng thương mại điện tử còn tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho người mua. Đồng thời tiết kiệm cho doanh nghiệp tiền thuê gian hàng, đội ngũ nhân viên bán hàng nên có thể tối ưu mức giá tốt hơn.
3 hình thức dịch vụ của doanh nghiệp Ecommerce
Mua sắm trực tuyến: Các đơn vị dùng dịch vụ mua sắm trực tuyến cho việc bán lẻ hàng hóa số lượng lớn. Người tiêu dùng chỉ cần vào web, ứng dụng di động, …tìm kiếm sản phẩm và mua hàng.
Cung cấp các thị trường trực tuyến: Ecommerce cung cấp hoặc tham gia vào các thị trường trực tuyến. Cho nên sẽ hỗ trợ xử lý doanh số từ doanh nghiệp tới khác khách hàng hoặc từ doanh nghiệp này tới doanh nghiệp khác.
Tiếp thị khách hàng dạng trực tuyến: Các doanh nghiệp mở rộng tiếp thị khách hàng qua nhiều hình thức khác nhau. Như qua mạng xã hội, trang web công ty, qua email, fax, hotline,…
Đặc điểm hoạt động thương mại điện tử
Về hình thức thực hiện: Hoạt động thương mại điện tử thực hiện qua các phương tiện điện tử. Trong thương mại truyền thống thì giao dịch qua việc bên mua bán gặp nhau thì với thương mại điện tử không cần gặp nhau trực tiếp.
Về phạm vi hoạt động: Hoạt động thương mại điện tử không giới hạn vị trí địa lý và thời gian. Bên mua và bán trao đổi với nhau toàn thời gian và dù ở vị trí cách xa đều được.

Chủ thể tham gia: Các chủ thể tham gia hoạt động gồm bên sở hữu website thương mại điện tử, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ, người bán, khách hàng, tổ chức cung cấp hạ tầng,…
Thời gian thực hiện giao dịch: Các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện không phụ thuộc vào thời gian. Cho nên dù ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời điểm nào các cá nhân, doanh nghiệp cũng thoải mái giao dịch với nhau thúc đẩy thương mại phát triển mạnh.
Các mô hình E-commerce phổ biến
Mô hình Business to Consumer (B2C): Mô hình mà doanh nghiệp bán hàng, dịch vụ cho một cá nhân tiêu dùng. Chẳng hạn bạn mua một chiếc váy dạ hội từ nhà bán lẻ trực tuyến.
Mô hình Business to Business (B2B): Mô hình mà doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp khác. Ví dụ xưởng sản xuất giày sẽ bán sỉ giày cho các cửa hàng bán lẻ giày.
Consumer to Consumer (C2C): Mô hình mà người tiêu dùng bán hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng khác. Ví dụ bạn sẽ bán bộ bàn ghế cũ không dùng đến lại cho người khác có nhu cầu mua.
Mô hình Consumer to Business (C2B): Mô hình mà người tiêu dùng bán sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp, tổ chức khác. Ví dụ bạn bán lại phát sinh ra công cụ nào đó cho doanh nghiệp ứng dụng nó.
Ưu điểm của thương mại điện tử với doanh nghiệp
Khi website thương mại điện tử trở nên phổ biến thì ắt hẳn nó có nhiều ưu điểm nổi bật đối với các doanh nghiệp. Cụ thể đó là các ưu điểm sau:
- Website thương mại điện tử không giới hạn khoảng cách. Dù bạn ở đâu tìm thấy sản phẩm mình thích trong website cũng có thể đặt hàng và chờ đơn vị bán ship tới tận tay.
- Không giới hạn vị trí cửa hàng, cửa hàng ở đây sẽ online và được quản lý qua máy tính, điện thoại kết nối internet. Cho nên thông tin cập nhập sẽ giải quyết ngay tại website hoặc qua hotline
- Trong khi các cửa hàng truyền thống có thời gian mở – đóng cửa hàng thì website thương mại điện tử không có giới hạn về thời gian bán hàng. Bạn có thể nhắn tin vào web nhờ tư vấn và mua hàng lúc tối muộn, mờ sáng đều được.
- Khi bán hàng qua mô hình Ecommerce giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí khác nhau.
- Quản lý hàng tồn kho một cách tự động trên website. Như vậy chi phí của doanh nghiệp cho nhân viên vận hành, kiểm kho cũng không tốn.
E-commerce đem lại những thách thức nào?
E-commerce website là gì bạn đã rõ, vậy nó có thách thức nào? Bên cạnh các lợi ích mà hình thức E-commerce đem lại cho xã hội, nền kinh tế, cho doanh nghiệp thì cũng đặt ra không ít thách thức. Sau đây digiviet.com sẽ chỉ rõ cho bạn:
Lòng tin giữa đôi bên khách hàng – doanh nghiệp
Khi mua hàng trực tuyến thì người mua không được trực tiếp quan sát, sờ vào hàng hóa như mua truyền thống. Cho nên chủ yếu tin tưởng vào doanh nghiệp giới thiệu qua website và cung cấp hàng tới hay thật chất lượng. Nếu hàng tốt, giá phải chăng thì khách hàng quay lại lần sau hoặc ngược lại thì khách hàng tiền mất mà hàng không ưng ý.
Thách thách về kỹ thuật
Với việc sử dụng E-commerce thì kỹ thuật cũng là vấn để ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả làm việc và kinh doanh. Cho nên doanh nghiệp phải chú trọng xây dựng website chuyên nghiệp, tối ưu các kỹ thuật và nội dung hấp dẫn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà digiviet.com muốn gửi tới mọi người biết thêm về website thương mại điện tử là gì. 7 điều cần biết về e-commerce website được liệt kê ở trên bạn nên hiểu để cân nhắc về hình thức này sử dụng sao cho hiệu quả cao.