Bạn đang muốn tìm hiểu về nhượng quyền thương mại, nhưng vẫn chưa nắm rõ về khái niệm và đặc điểm cụ thể. Ngay sau đây DigiViet sẽ giải đáp cụ thể nhượng quyền thương mại là gì và những thông tin cơ bản về hình thức nhượng quyền này.
Nhượng quyền thương mại là gì?
Nhượng quyền thương mại là hoạt động về thương mại, khi đó phía bên nhượng quyền sẽ yêu cầu cho bên được nhận quyền những quyền được kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo điều kiện cụ thể.
– Phía bên nhượng quyền có nghĩa vụ trợ giúp cũng như theo dõi bên nhận quyền trong suốt quá trình kinh doanh.
– Quá trình cung cấp dịch vụ và trao đổi hàng hóa do bên nhượng quyền quy định bao gồm: Khẩu hiệu kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết kinh doanh, tên thương mại, biểu tượng và các hoạt động quảng cáo.
Ưu điểm của nhượng quyền thương mại là: Bên nhượng quyền được xây dựng hệ thống cửa hàng tiết kiệm chi phí. Mở rộng mô hình và nâng cao giá trị thương hiệu. Còn đối với bên nhận quyền không mất thời gian xây dựng thương hiệu, được sử dụng bí quyết và kinh nghiệm kinh doanh. Điều kiện để được hưởng nhượng quyền thương mại đó là: Bên nhận nhượng quyền phải đảm bảo được hoạt động kinh doanh ít nhất 1 năm.
Xem thêm: nhượng quyền thương hiệu là gì

Đặc điểm của nhượng quyền thương mại
Khi trả lời được câu hỏi nhượng quyền thương mại là gì rồi, bạn cũng có thể tham khảo đặc điểm của hình thức nhượng quyền này như sau:
Đối tượng là quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại có nội dung tùy theo từng loại hình nhượng quyền cụ thể cũng như sự thỏa thuận giữa hai bên. Nội dung có thể gồm nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, tên thương mại hay những bí quyết kinh doanh.

Chủ thể nhượng quyền với bên nhận và bên nhượng quyền
Chủ thể của nhượng quyền thương mại có thể là pháp nhân hay cá nhân, công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài. Thường thì những bên tham gia nhượng quyền thương mại chủ yếu là thương nhân. Có thể một hoặc nhiều bên tham gia. Bên nhận và bên nhượng quyền cùng chung trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh.
Nhượng quyền thương mại chính là mô hình kinh doanh thống nhất
Đó chính là sự thống nhất về hành động giữa bên nhận và bên nhượng quyền. Khi đó, các thành viên trong hệ thống nhượng quyền sẽ thống nhất trong các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và duy trì hình ảnh.
Bên cạnh đó, còn thống nhất về lợi ích chung giữa cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của các thành viên trong hệ thống nhượng quyền đều có ảnh hưởng chung tới lợi ích của tất cả các thành viên còn lại.

Các hình thức của nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại gồm các hình thức dưới đây:
Nhượng quyền thương mại theo mục tiêu phát triển
Nhượng quyền thương mại theo mục tiêu phát triển bao gồm:
Franchise độc quyền: Khi đó bên nhượng quyền được chỉ định các đối tác tham gia. Bên nhận nhượng quyền được mở thêm các cửa hàng và bán lại cho bất kỳ đối tượng hoặc công ty nào đó mà họ có thể quản lý được.
Franchise vùng: Bên được nhượng quyền sẽ được nhượng từ chính người chủ của thương hiệu hay mua lại và bán cho các đơn vị nhỏ lẻ kèm theo những điều kiện riêng.
Franchise phát triển khu vực: Bên nhận nhượng quyền được phép độc quyền về sử dụng thương hiệu theo thời gian hoặc phạm vi riêng. Tuy nhiên, bên nhận nhượng quyền sẽ không được bán lại thương hiệu có các bên khác.
Franchise riêng lẻ: Hình thức này quy định, bên nhượng quyền sẽ tiến hành kiểm tra đối với các bên được nhận nhượng quyền.
Xem chi tiết: Franchises là gì

Nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ
Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam: Đây chính là hình thức nhượng quyền của những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới vào nước ta như: McDonald’s, KFC…
Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài: Những thương hiệu của Việt Nam được nhượng quyền tại một số quốc gia. Trong đó phải kể tới các thương hiệu nổi tiếng như: Cà phê Trung Nguyên, Phở 24…
Nhượng quyền trong nước: Có nghĩa là những thương hiệu tại Việt Nam được nhượng quyền cho các thương nhân trong nước.

Nhượng quyền thương mại theo tiêu chí kinh doanh
Hình thức cuối cùng đó chính là nhượng quyền thương mại theo tiêu chí kinh doanh. Bao gồm:
Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Bên nhận nhượng quyền được sử dụng dịch vụ và phân phối sản phẩm trong thời gian và phạm vi quy định.
Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh: Hình thức nhượng quyền này cho phép bên được nhận quyền sử dụng các sản phẩm và dịch vụ về kỹ năng, kỹ thuật và các hỗ trợ trong quá trình kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm: nhượng quyền thương hiệu highland – nhượng quyền cửa hàng tiện lợi
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về nhượng quyền thương mại là gì? Hình thức, đặc điểm nhượng quyền thương mại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức nhượng quyền này và có cách đầu tư hiệu quả nhất.