Khái niệm về Brand Name là gì? Nguyên tắc vàng đặt tên cho thương hiệu bạn đã nắm được điều nào rồi? Trong thời buổi thị trường cạnh tranh khốc liệt và có nhiều thương hiệu mới ra đời thì việc tạo sự mới độc lạ vô cùng quan trọng. Bạn muốn biết cách tạo ra tên ấn tượng thì đừng bỏ qua nội dung bài viết của Digiviet.com nhé.
Brand Name là gì?
Nhiều người thắc mắc về Brand Name là gì? Brand name được gọi là tên thương hiệu, công ty sản xuất đặt cho sản phẩm – dịch vụ cụ thể. Chưa có nhiều thông tin định nghĩa chính xác dành cho tên thương hiệu, mọi người sẽ hiểu theo nghĩa tổng quát và vận dụng trong thực tế.
Tên thương hiệu không phải là tên của doanh nghiệp bởi tên thương hiệu mang phạm vi hẹp hơn. Thường Brand Name dùng để chỉ sản phẩm được công ty sản xuất ra. Tên thương hiệu cũng không phải là nhãn hiệu hàng hóa. Nhãn hiệu được gắn cho sản phẩm, dịch vụ sử dụng trong thời gian ngắn tới tay người tiêu dùng để biết thêm nội dung về sản phẩm.
Còn tên thương hiệu được tạo ra qua cả quá trình dài khách hàng sử dụng sản phẩm đánh giá tốt. Công ty có thương hiệu uy tín sẽ thúc đẩy cho việc mở rộng thị trường, bán được nhiều sản phẩm hơn. Tên thương hiệu khi nghe tới gợi nhắc tới một doanh nghiệp đó hoạt động như thế nào, uy tín hay không, chất lượng hay không, giá cả phải chăng hay đắt đỏ…
Xem thêm: brand story là gì

Vai trò của tên thương nghiệp với doanh nghiệp
Tên thương hiệu có những vai trò nhất định đối với quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp cụ thể. Mời bạn cùng tham khảo các vai trò của tên thương hiệu này:
- Giúp cho các sản phẩm, dịch vụ tiếp cận nhanh chóng với khách hàng và giúp việc tiêu thụ hàng hóa cao hơn
- Tên thương hiệu phải được nhiều khách hàng nhớ tới nhất. Doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến dịch quảng bá thương hiệu, giúp khách hàng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu.
- Tên thương hiệu là trọng tâm quan trọng trong kế hoạch phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Tên là điểm nhận diện, nổi bật xác định sự khác biệt với các đơn vị khác.
- Chưa kể nó còn là công cụ pháp luật giúp các cá nhân, doanh nghiệp sở hữu được bảo vệ trước những cạnh tranh không lành mạnh từ các đối thủ khác. Thực trạng bắt chước, giả mạo, tấn công thương hiệu ngày càng nhiều nên vai trò này rất quan trọng.
Nguyên tắc vàng đặt tên cho thương hiệu
Khi đặt tên cho thương hiệu thì cá nhân, doanh nghiệp cần phải đặt sao cho đẹp, dễ nhớ, ấn tượng? Bạn đang muốn tìm hiểu vấn đề này thì cùng Digiviet.com theo dõi thông tin dưới đây:
Bảo hộ được
Tên thương hiệu tốt cần phải được bảo hộ về mặt pháp lý để tránh tình trạng đạo nhái trên thị trường. Nếu tên hay mà không có bảo hộ thì cũng sẽ gặp những rủi ro bất cứ lúc nào. Đối với doanh nghiệp cần phải làm mới tên thương hiệu phải nhớ yếu tố bảo hộ.
Xem thêm: brand awareness là gì

Tên miền có sẵn
Trước khi bạn tiến hành đăng ký tên thương hiệu thì phải tra cứu xem tên đó đã có đơn vị nào sử dụng hay chưa. Nếu trùng thì nên chọn tên khác để tránh trường hợp tranh chấp. Hầu hết domain website sẽ được lấy theo tên thương hiệu nên phải chú ý vấn đề này
Đặt tên đơn giản và dễ nhớ
Dù là tên có ý nghĩa quan trọng nhưng cũng cần phải dễ nhớ như vậy mới khiến cho mọi người nhớ nhanh chóng và khi có gợi ý sẽ nhớ tới ngay. Chẳng hạn như tên thương hiệu khá phức tạp, dài thì khách hàng không nhớ được cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Tên đặt là tên nước ngoài hay tiếng Việt Nam thì cũng nên nhớ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ. Bạn có thể học hỏi từ các tên tuổi lớn đều lấy tên ngắn gọn và gắn liền với thương hiệu qua thời gian, chỉ cần nhắc tới là biết.
Theo các chuyên gia thì để giúp việc đặt tên thương hiệu dễ nhớ bạn có thể thêm các nguyên âm o, a, i, e. Chẳng hạn bạn thấy các thương hiệu lớn có tên như Yamaha, Coca Cola, Amazon, Mercedes,…
Tránh tên liên tưởng tiêu cực
Khi đặt tên cho thương hiệu thì doanh nghiệp tránh những liên tưởng tiêu cực hoặc kỳ cục. Như vậy sau này điều đó sẽ lấy ra làm chủ đề bàn tán, thậm chí ít sự tôn trọng đối với thương hiệu tên tuổi.
Thực tế có một số tên không hề việc gì về nghĩa nhưng khi đọc thành tiếng, âm của nó liên tưởng tới thứ tiêu cực, nhạy cảm. Vì thế bạn nên tránh điều này để sau này không có bàn tán không hay.
Thể hiện đặc điểm doanh nghiệp hoặc tính chất sản phẩm
Không nhất thiết tên thương hiệu cần nói về đặc điểm hay tính chất nhưng đó là gợi ý hay. Điều này giúp thương hiệu nhận diện luôn được về doanh nghiệp bạn kinh doanh lĩnh vực, ngành nghề nào và cung cấp sản phẩm gì.
Tạo ra sự khác biệt
Tên thương hiệu nhất định cần có sự khác biệt so với những cái tên đã có sẵn trên thị trường hiện nay. Nhất là những đối thủ có cùng ngành hàng với doanh nghiệp bạn đang kinh doanh. Như vậy tránh việc nhầm lẫn và khiến khách hàng mua nhầm sản phẩm.
Xem thêm: brand identity là gì

Digiviet.com giải đáp chi tiết về Brand Name là gì giúp bạn biết tên thương hiệu quan trọng ra sao. Và bạn cũng đã nắm được những nguyên tắc vàng cần có khi đặt tên cho thương hiệu rồi. Nếu bạn đã lỡ sai điều gì thì chú ý đặt lại tên trước khi công bố công khai ra thị trường nhé.