Trong lĩnh vực kinh doanh thì vấn đề thương hiệu luôn quan trọng đối với các doanh nghiệp. Trong đó có khái niệm về Brand Awareness là gì? Chi tiết về cẩm nang xây dựng nhận thức thương hiệu cũng sẽ được Digiviet.com giải đáp trong bài viết này.
Brand Awareness là gì?
Brand Awareness có nghĩa nhận thức thương hiệu là thuật ngữ rất quan trọng trong xây dựng thương hiệu. Chỉ về mức độ quen thuộc và khả năng nhớ của khách hàng mục tiêu với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang muốn nhắm tới. Các doanh nghiệp luôn coi trọng việc nghiên cứu các hành vi khách hàng để phát triển các chiến lược.
Nhận thức ở đây không nhất thiết là việc khách hàng phải ghi nhớ tới tên thương hiệu cụ thể. Có thể chỉ cần là cảm giác thân quen khi khách hàng nhìn thấy sản phẩm là nhớ liền tới thương hiệu cụ thể và lựa chọn mua hàng.
Brand Awareness chính là cơ sở để công ty quảng bá thương hiệu, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới hiệu quả hơn và được khách hàng đón nhận nhiệt tình. Danh tiếng doanh nghiệp tốt thì chắc chắn bán được hàng bội thu hơn. Đồng thời đây cũng là yếu tố để phân biệt một doanh nghiệp không giống hoặc nhầm lẫn với đối thủ cạnh tranh khác. Có thể giữ chân được khách hàng trung thành của mình.
Xem thêm: local brand là gì

Các loại Brand awareness hiện nay
Truyền thông ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, giúp ích rất nhiều cho độ phủ sóng của doanh nghiệp cũng như để khách hàng nhớ tới sản phẩm/dịch vụ và lựa chọn mua nhiều hơn. Nhận thức thương hiệu của khách hàng với thương hiệu nào đó tốt, ân sâu trong tiềm thức chứng tỏ doanh nghiệp đã thành công trong quảng cáo, truyền thông và cung cấp ra hàng hóa chất lượng tốt.
Sau đây là các loại nhận thức thương hiệu phổ biến:
- Gợi nhớ thương hiệu – Brand recall
- Nhận biết thương hiệu – Brand recognition
- Nhận thức đầu tiên – Top of Mind.
Cẩm Nang Xây Dựng Nhận Thức Thương Hiệu
Như phần đầu đã giải đáp về khái niệm Brand Awareness là gì và phân loại. Việc xây dựng được nhận thức thương hiệu cần có quy trình và bí kíp đúng đắn mới tạo được sự lâu dài, in sâu trong tiềm thức. Cho nên trong phần này Digiviet.com sẽ nêu cho bạn cẩm nang xây dựng chi tiết:
Lựa chọn đúng mục tiêu
Điều đầu tiên trong xây dựng nhận thức thương hiệu là bạn phải lựa chọn đúng mục tiêu hướng tới. Điều đó giúp đánh trúng vào tâm lý của khách hàng nhận thức về thương hiệu cụ thể. Nội dung xây dựng có nội dung cụ thể, giá trị phù hợp với xu hướng khách hàng mong đợi.
Brand Awareness gồm có nhận thức của khách hàng về thương hiệu để từ đó doanh nghiệp có chiến lược nhận diện thương hiệu. Từ việc biết mục tiêu thì lên kế hoạch hiệu quả, chất lượng hơn.
Có thể bạn quan tâm: brand positioning là gì

Xây dựng Brand Awareness trên phương tiện truyền thông
Bạn cần xây dựng nhận thức thương hiệu trên các phương tiện truyền thông như báo đài, mạng xã hội, xây dựng website riêng chăm sóc. Qua các chiến dịch marketing thì khách hàng biết tới thương hiệu, và tăng phần nhận thức từ sau nếu có bắt gặp.
Xây dựng thương hiệu có sự đồng nhất
Muốn xây dựng nhận thức thương hiệu vững chãi thì cần phải có sự nhất quán. Thương hiệu là duy nhất, tên thương hiệu không trùng với bất cứ tên của đơn vị nào đặt trên thị trường. Nhận thức về thương hiệu từ logo, hình trên các sản phẩm, dịch vụ, màu sắc, tất tần tật đều phải xuất hiện giống nhau do cùng doanh nghiệp đưa ra. Như vậy khách hàng mới dễ nhận thức và ghi nhớ không bị sai lệch.

Đẩy mạnh làm Viral Marketing
Các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh nhận thức thương hiệu thì nên sử dụng Viral Marketing để quảng cáo. Như vậy mới tiếp cận được một lượng khách hàng lớn trong thời gian ngắn hơn.
Công cụ Viral Marketing gợi ý khách hàng chia sẻ các video, hình ảnh, chủ đề, nội dung mang thương hiệu doanh nghiệp rộng rãi hơn. Tần suất thương hiệu xuất hiện nhiều và đông đảo khách hàng biết tới.
Chỉ số đo lường mức độ Brand Awareness
Khi doanh nghiệp muốn tiến hành đo lường mức độ nhận diện thương hiệu thì cần qua công cụ hay chỉ số nào? Sau đây Digiviet.com sẽ giải đáp cho bạn có công cụ đo lường:

- Direct Traffic: Số lượng nhập URL và tiến hành truy cập vào trang web của công ty. Khi nhận được con số này thì công ty thống kê được bao nhiêu người tiếp cận web. Từ đó có cách để điều chỉnh các kế hoạch phù hợp.
- Lượng Traffic vào Website: Doanh nghiệp thông qua chỉ số này xác định số lượt người truy cập và website mỗi hàng. Cả thời gian đọc nội dung, thời gian vào web.
- Social Engagement: Engagement cung cấp thông tin tới lượt Like, Follow, Comment, Share nội dung. Doanh nghiệp qua chỉ số này xác định sức ảnh hưởng, tác động của thương hiệu đó với người dùng trên mạng internet và mạng xã hội.
Các chỉ số này doanh nghiệp cần theo sát để phát hiện chuẩn xác có đang làm việc hiệu quả không. Nếu chưa được tốt thì đội ngũ công ty cùng ngồi lại bàn bạc và đưa ra chiến lược, các bước thực hiện khác để tăng nhận thức thương hiệu.
Xem thêm: thương hiệu cá nhân là gì
Khái niệm về Brand Awareness là gì đã được giải đáp chi tiết nên giờ bạn chưa thực hiện thì hãy thực hiện nếu muốn đơn vị mình phát triển và mở rộng thị trường. Những thông tin mà Digiviet.com cung cấp về cẩm nang xây dựng nhận thức thương hiệu hy vọng giúp bạn có thể cách làm việc hiệu quả.