Xã hội phát triển, rất nhiều các công ty mới được thành lập, mức độ cạnh tranh cao. Vì vậy, ngày càng nhiều hình thức kinh doanh mới lạ được ra đời. Một trong số đó phải kể đến hình thức kinh doanh OEM, vậy OEM là gì?
Hàng OEM khá quen thuộc với các tín đồ mua sắm trên các trang website thương mại điện tử như Lazada, Tiki. Thế nhưng không phải ai cũng biết OEM là gì, thương hiệu OEM là của nước nào? Có thể nói, phương thức kinh doanh hàng OEM khá phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Ví dụ các ngành sản xuất dệt may hay giày da tại Việt Nam chính là làm OEM cho các thương hiệu nước ngoài. Hay có rất nhiều sản phẩm tiêu thụ trên thị trường mang thương hiệu của doanh nghiệp nhưng được sản xuất bởi doanh nghiệp khác. Đó chính là mô hình kinh doanh OEM được khá nhiều doanh nghiệp Việt đang áp dụng.

Thương hiệu OEM của nước nào?
Thương hiệu OEM không phải là của một nước cụ thể nào, mà nó nói đến một kiểu công ty chuyên sản xuất ‘hộ’ các công ty khác. Hàng OEM là những sản phẩm được thiết kế bởi công ty sản xuất linh kiện, sau đó nhà sản xuất đầu tiên này đem phân phối tới các nhà sản xuất linh kiện tiếp theo (để lắp ráp). Hàng OEM sẽ mang thương hiệu của nhà sản xuất sau chứ không phải là nhà sản xuất gốc nữa.
OEM thường được dùng để chỉ những công ty thực hiện các công việc sản xuất theo đơn đặt hàng của công ty khác, sản phẩm được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm. Hay nói một cách dễ hiểu OEM là một hình thức kinh doanh mà nhà sản xuất A sản xuất một loại mặt hàng bất kỳ theo yêu cầu, rồi cung cấp cho nhà sản xuất B. Nhà sản xuất B sẽ tạo ra sản phẩm mang thương hiệu của nhà sản xuất B mà không phải A để phân phối ra thị trường.
Điểm khác biệt giữa mô hình kinh doanh truyền thống và mô hình OEM là ở khâu sản xuất. Phương thức OEM bỏ qua toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất, nên chi phí đầu tư ban đầu của một doanh nghiệp có thể không lớn. Chính đặc điểm này đã tạo cho mô hình OEM nhiều lợi thế. Đó là có thể triển khai nhiều ý tưởng kinh doanh, thử nghiệm với nhiều sản phẩm cùng một lúc, có thể thâm nhập thị trường một cách nhanh nhất.
Xem thêm: nagakawa la thương hiệu của nước nào – the alley là thương hiệu của nước nào

Hàng OEM tuy không mang nhãn hàng chính hãng nổi tiếng nhưng đây cũng là sản phẩm chất lượng tốt bởi nó được thiết kế và sản xuất từ nhà sản xuất gốc. Bất kỳ loại sản phẩm nào cũng có nhiều loại (người tiêu dùng thường phân biệt bằng Loại 1, loại 2, loại 3,…) vì vậy hàng OEM cũng có loại tốt loại chưa tốt. Trước khi mua bạn nên có sự cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng.
“Chất lượng đi đôi với giá thành”. Hàng OEM dù giá có cao thì cũng không bằng những mặt hàng thương hiệu bởi nó không vướng phải những thủ tục rườm rà, vì vậy bạn hãy lựa chọn sản phẩm có mức giá tương đối một chút để đảm bảo hơn về chất lượng hàng.
Tuy nhiên, hàng OEM cũng có nhược điểm về vấn đề bảo hành. Người mua hàng OEM sẽ không được hưởng chế độ bảo hành khi sử dụng sản phẩm bị lỗi, sự cố,… sẽ không được đổi trả hay kiểm tra, sửa chữa gì cả. Đây cũng chính là lý do vì sao hàng OEM có giá thành rẻ hơn.
Dùng hàng OEM không có gì là không tốt, người tiêu dùng thông minh nên tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm OEM cần mua để có thể lựa chọn được những món hàng tốt, bền với chi phí thấp. Hiện nay ở Việt Nam đã hợp pháp hóa việc mua bán hàng OEM, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng bạn có thể tự do mua hàng OEM và sử dụng. Phần lớn hàng OEM được sản xuất ở Trung Quốc, ngay cả các linh kiện của hãng hàng nổi tiếng như Apple cũng được sản xuất tại đây, tại nhà máy Foxconn (Đài Loan). Hiện nay nhà máy Foxconn cũng đã có mặt tại Bắc Giang, Việt Nam.
Tùy vào khả năng và mục đích sử dụng mà bạn nên có quyết định sẽ dùng hàng OEM hay không. Hàng OEM có ưu điểm đó là giá thành khá rẻ, bởi khi nó được bán với thương hiệu nổi tiếng, mức giá ở đây không chỉ còn là của riêng sản phẩm, mức giá ở đây còn có thêm thương hiệu nữa. Vì thế nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí có thể dùng hàng OEM vẫn rất tốt và bền.
Có thể bạn quan tâm: lv là thương hiệu của nước nào – thương hiệu elly của nước nào
OEM viết tắt từ gì?
OEM được viết tắt bởi từ tiếng Anh Original Equipment Manufacturer (dịch ra tiếng Việt là Nhà sản xuất thiết bị gốc). Những nhà sản xuất này thực hiện việc thiết kế hàng theo yêu cầu từ các công ty khác, đảm bảo theo thông số kỹ thuật đặt trước.

Bên cạnh định nghĩa ở trên thì EOM còn có một số định nghĩa và là viết tắt của một số từ khác:
- End Of Message: Kết thúc tin nhắn
- Enterprise Operations Management: Quản lý hoạt động doanh nghiệp
- Evaluation Of Materials: Đánh giá vật liệu
- Enterprise Output Manager: Quản lý đầu ra doanh nghiệp
- End Of Month: Có nghĩa là cuối tháng
- Election Observation Mission: Nhiệm vụ quan sát bầu cử
- Expenditure On Manpower: Chi cho nhân lực
- Electro-Optic Modulator: Bộ điều chế quang điện
- End Of Mission: Kết thúc nhiệm vụ
- End Of Memory: Hết bộ nhớ
Thời đại công nghệ phát triển, kinh tế cũng phát triển không ngừng thì càng xuất hiện nhiều hơn các loại hàng hóa, các mô hình kinh doanh các loại hàng khác nhau ra đời. Chúng ta rất khó để phân biệt các loại hàng này khác nhau ở đâu. Do đó, để là một nhà tiêu dùng thông thái, việc tìm hiểu sâu từng loại mặt hàng, hiểu OEM là gì sẽ giúp bạn biến khoản tiền chi vào đúng sản phẩm tốt cho mình.
Xem thêm: Copyright là gì
Hy vọng một vài chia sẻ trên bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn được phần nào về hàng OEM là gì để bạn có thể đưa ra quyết định mua và sử dụng hàng OEM cho hợp lý cũng như là những thông tin để hiểu hơn về thế nào là OEM? Hình thức kinh doanh OEM là gì? Chúc các bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kiến thức bổ ích.Cám ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng mình, hãy theo dõi tụi mình để biết nhiều hơn về các thương hiệu nhé.