Nhượng quyền thương hiệu không phải là khái niệm mới mẻ. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa biết nhượng quyền thương hiệu là gì? Thì hãy cùng DigiViet tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm này và tham khảo ví dụ cụ thể nhé.
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh của tổ chức hoặc cá nhân có quyền sử dụng thương hiệu hay dịch vụ với mục đích phát triển dịch vụ kinh doanh của mình. Trong thời gian sử dụng thương hiệu sẽ có thể mất chi phí hoặc ràng buộc về tài chính hoặc chia lợi nhuận.

Nhượng quyền thương hiệu được phân thành 4 loại chính:
– Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện: Khi đó sẽ nhượng lại nhãn hiệu thương hiệu cùng với quyền sở hữu hệ thống vận hành, bí quyết công nghệ sản xuất. Phía bên nhượng sẽ cung cấp kế hoạch với những thủ tục về doanh nghiệp và hỗ trợ về lâu dài về sau. Hình thức nhượng quyền này thường gặp đối với nhóm ngành nhà hàng, bán lẻ, đồ ăn nhanh, phòng tập gym…
– Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện: Hình thức này chỉ nhượng quyền một số yếu tố có thể là mô hình, công thức hay hình ảnh về thương hiệu.
– Nhượng quyền có tham gia quản lý: Đây là hình thức nhượng quyền thích hợp với những thương hiệu về dịch vụ và cần yêu cầu cao tới nguồn lực chẳng hạn như khách sạn.
– Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn: Có nghĩa là bên nhượng quyền sẽ tham gia vốn dưới hình thức liên doanh mục đích kiểm soát toàn bộ hệ thống sản xuất. Phía bên nhượng quyền sẽ tham gia vào hội đồng quản trị của công ty.
Xem thêm: nhượng quyền kinh doanh là gì – nhượng quyền bưu cục là gì

Quy trình nhượng quyền thương hiệu gồm:
– Thủ tục nhượng quyền (hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động và sổ đăng ký)
– Hồ sơ nhượng quyền
– Chính sách nhượng quyền
Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu
Chẳng hạn như thương hiệu cafe Trung Nguyên được ra đời vào năm 1996 tại Buôn Mê Thuột. Quá trình giới thiệu thương hiệu tới người tiêu dùng vào năm 1998 và bắt đầu mở cửa hàng đầu tiên tại Sài Gòn. Sau đó tiếp tục mở rộng mô hình kinh doanh theo nhượng quyền thương hiệu và có mặt hầu hết trên khắp cả nước.
Tới năm 2000 thương hiệu cà phê Trung Nguyên có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đến năm 2013 cà phê Trung Nguyên có tất cả 1000 quán nhượng quyền trên cả nước và tại 50 quốc gia trên thế giới. Nếu bạn muốn được nhượng quyền thương hiệu từ cà phê Trung Nguyên sẽ mất chi phí nhượng quyền theo quy định của Trung Nguyên đưa ra kèm theo một số ràng buộc nhất định.
Ngoài ra, còn rất nhiều ví dụ về nhượng quyền thương hiệu như: Trà sữa Dingtea, Tocotoco, trà chanh 1975…

Một số lưu ý khi mua nhượng quyền thương hiệu
Khi trả lời được câu hỏi nhượng quyền thương hiệu là gì, bạn cũng nên nắm rõ một số lưu ý dưới đây:
Tìm hiểu thị trường:
Đầu tiên cần dành thời gian nghiên cứu kỹ về thị trường mà bạn đang muốn nhượng quyền thương hiệu. Nhất là đối với bên nhận quyền, vì giá trị nhận được phải tương xứng với chi phí đã bỏ ra. Bạn có thể xem xét một số yếu tố như: Dịch vụ có kinh doanh tốt không? Có phù hợp với mục đích của bạn? Quy trình sản xuất, khâu tiếp thị ra sao…
Tính pháp lý về thương hiệu và hợp đồng:
Khi đã quyết định mua hoặc bán thương hiệu, bạn cũng nên tìm hiểu về những quyền lợi đi kèm. Các quyền lợi và nghĩa vụ sẽ được trình bày cụ thể trong hợp đồng dưới sự bảo vệ của pháp luật. Do đó, để tránh gặp phải những vấn đề bất cập trong quá trình kinh doanh bạn nên nắm rõ tính pháp lý cũng như hợp đồng khi được nhượng quyền.
Chi phí phát sinh:
Thực tế sau khi mua lại thương hiệu nhượng quyền còn rất nhiều khoản chi phí phát sinh như: Mặt bằng, nhân viên, thiết bị sản xuất, trang trí cửa hàng, vật liệu…
Đảm bảo tính nhất quán:
Khi xác định mua thương hiệu bạn cần chú ý tới tính nhất quán và sự sáng tạo. Ngay từ đầu cần tuân theo khuôn mẫu chung và không được tự do sáng tạo theo ý kiến riêng của mình. Vì bất kỳ thay đổi nào có thể phạm sai phạm trong hợp đồng.
Cạnh tranh giữa các cửa hàng:
Ngoài ra, khi mua lại thương hiệu nhượng quyền các cửa hàng sẽ có sự cạnh tranh và gặp rủi ro. Đây cũng là một trong những bài toán khiến các nhà đầu tư đang gặp khó khăn khi giải quyết vấn đề phát sinh.
Có thể bạn quan tâm:
Như vậy bạn đã biết được nhượng quyền thương hiệu là gì rồi chứ? Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn nắm rõ được kiến thức cơ bản về nhượng quyền thương hiệu và những lưu ý cần thiết.