Google Maps – ứng dụng mà chúng ta hay sử dụng hàng ngày không đơn giản chỉ có tính năng xem bản đồ mà đối với doanh nghiệp, đây chính là công cụ marketing tiềm năng. Nếu như doanh nghiệp nào còn chưa tối ưu được ứng dụng này, theo dõi bài viết dưới đây Digi Việt sẽ cung cấp chi tiết từ định nghĩa “SEO Map là gì” cho tới “cách SEO Google Maps” hiệu quả.
Seo map là gì?
Định nghĩa về “SEO map là gì?” được nhiều người mới làm SEO thắc mắc. Đây được hiểu đơn giản là cách giúp cho người dùng dễ dàng tìm kiếm địa chỉ của doanh nghiệp, cửa hàng trên maps mà không tốn thời gian. Khi người dùng tiếp cận doanh nghiệp của bạn qua Google Maps, họ sẽ có thể truy cập sang website và tăng tỷ lệ chuyển đổi và tỷ lệ biết tới thương hiệu nhiều hơn.

Lợi ích khi SEO Google Map là gì?
Lợi ích chính của việc seo Google Map là thúc đẩy chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Tùy vào mỗi mục đích, có doanh nghiệp muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi, có đơn vị muốn tăng nhận diện thương hiệu. Theo nghiên cứu của The Manifest, hơn 70% người dùng sử dụng didenj thoại thông minh có cài đặt Google Maps, trong đó 83% người dùng tìm kiếm địa chỉ cửa hàng qua Google Maps trước khi ghé thăm cửa hàng offline. Vậy nên Google Maps chính là nền tảng cực kỳ tiềm năng cho doanh nghiệp nếu muốn thực hiện những chiến dịch marketing.
Cách SEO Google Map lên top tăng brand awareness
Sau khi hiểu được seo map là gì, Digi Việt sẽ hướng dẫn bạn những cách SEO Google Maps lên top hiệu quả có thể áp dụng ngay sau hôm nay.
Bước 1: Cài đặt Google Map
- Bạn hãy đăng nhập vào Email sau đó truy cập vào Google Maps. Tiến hành nhập địa chỉ của doanh nghiệp và bấm vào “thêm địa điểm còn thiếu”.
- Cung cấp những thông tin cần thiết và chính xác như: Tên công ty, danh mục hoạt động, địa chỉ đăng ký, số điện thoại và thời gian thành lập công ty. Sau khi cung cấp đủ thông tin, bấm vào mục “xác nhận doanh nghiệp này”.
- Khi xác nhận doanh nghiệp, bạn truy cập tab Google My Business và cung cấp các thông tin như: Tên doanh nghiệp/công ty, Địa chỉ đăng ký, Quốc gia, Mã ZIP, Số điện thoại, Đường link website, Khung giờ hoạt động của doanh nghiệp, Danh mục kinh doanh, Giới thiệu tóm tắt về doanh nghiệp.
- Hãy chắc chắn rằng đã cung cấp đủ và chính xác về thông tin của doanh nghiệp vì sau bước này, bạn sẽ nhận được mã xác minh quyền sở hữu doanh nghiệp.

Bước 2: Tối ưu hình ảnh và Geotag
Chọn hình ảnh để tối ưu SEO
Dùng 15-20 ảnh mô tả về doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm rõ nét, thu hút. Nên dùng ảnh thật, tránh ảnh lấy trên mạng về sẽ khó trong việc tăng hạng trên Google Map. Sử dụng ảnh định dạng “jpg” (không dùng ảnh png).
Tối ưu hóa hình ảnh và GeoTag
Googlebot sẽ không thể xem được ảnh, chỉ đọc được chữ và ký tự nên bạn cần đặt tên cho ảnh chứa những từ khóa LSI, từ đó Google mới hiểu được ảnh của bạn có liên quan đến doanh nghiệp hay không. GeoTag – là nói về kinh độ, vĩ độ, mọi địa điểm trên trái đất đều được định vị trên bản đồ Google Maps bằng GeoTag. Khi hình ảnh đăng tải được GeoTag theo địa chỉ mà doanh nghiệp đã đăng ký sẽ nhận được sự tin tưởng từ Google.
Bước 3: Tải thông tin doanh nghiệp lên mạng xã hội
Doanh nghiệp hãy tải toàn bộ thông tin của mình lên những trang mạng xã hội. Google có khả năng quét các thông tin từ khắp mọi nơi, sẽ thấy doanh nghiệp uy tín nếu thông tin ở toàn bộ trang mạng đồng nhất.
Hãy tạo tầm hơn 100 trang mạng, sau đó khoan hãy đăng tải ảnh GeoTag. Bạn nên chuẩn bị những thông tin sau:
- Địa chỉ doanh nghiệp.
- Tên doanh nghiệp.
- Số điện thoại, Email.
- Phần mô tả doanh nghiệp ngắn gọn tầm dưới 140 chữ.
- Phần mô tả về dịch vụ, giới thiệu doanh nghiệp, điểm nổi bật của doanh nghiệp hoặc dịch vụ tầm trên 200 chữ),… Đoạn mô tả trên trang mạng xã hội hãy viết dài hơn sẽ được Google tin tưởng và dễ index hơn.
- Tiến hành tối ưu hóa URL trang web của doanh nghiệp để lên top Google Map.
Bước 4: Đặt tiêu đề cho Google My Business
Hãy đặt tiêu đề cho Google My Business, thường được viết tắt là Google Business. Ở đây sẽ chứa toàn bộ những thông tin của doanh nghiệp sẽ được hiển thị trên Google Map và SERPs.
Bước 5: Điều chỉnh danh mục
Đây là bước khá nhiều doanh nghiệp quên khi thực hiện SEO map, hoặc quy trình seo chưa đúng dẫn đến hiệu quả còn kém. Việc điều chỉnh danh mục có vai trò quan trọng như việc thực hiện tối ưu thẻ Title trong SEO Onpage. Nếu bạn không đặt tiêu đề chuẩn, khả năng on top sẽ bị giảm nhiều.
Danh mục giúp cho Google định hình và đánh giá tốt được lĩnh vực kinh doanh của các trang web doanh nghiệp. Từ đó có thể xây dựng được nền tảng vững chắc giúp cho việc đẩy từ khóa ngách mà doanh nghiệp mong muốn lên trang đầu. Đây chính là một trong những cách tốt có thể áp dụng nếu bạn đang tìm “seo map là gì”.

Bước 6: Sử dụng Backlink và Citation về Map
Bạn có thể dùng Citation về Map, Citation chính là bản ghi về NAP bao gồm tên của doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại liên hệ và URL của website doanh nghiệp.
Citation sẽ giúp cho Google xác định được vị trí thực của doanh nghiệp. Nếu như bạn đã biết đến backlink trong SEO thì hiểu Citation tương tự. Khi doanh nghiệp sở hữu càng nhiều Citation chất lượng thì trang web của doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao và được xếp hạng ở vị trí cao hơn so với đối thủ. Vậy nên hãy viết Citation chi tiết về doanh nghiệp nhất có thể.
Digi Việt hi vọng với những giải đáp về SEO Map là gì cũng như 6 bước SEO Google Maps cực hiệu quả được cung cấp chi tiết phía trên sẽ đem lại cho SEOer cái nhìn rõ hơn về loại hình marketing này. Nếu như bạn hiểu rõ và muốn tìm đơn vị cung cấp dịch vụ SEO tổng thể website này thì hãy liên hệ với chúng tôi, Digi Việt luôn sẵn sàng tư vấn và tối ưu cho mọi doanh nghiệp.