Outsource là gì? Chi tiết Ưu và Nhược điểm khi Outsource

    - Quảng Cáo -

    Outsource là gì, khái niệm này được nhiều người quan tâm tìm hiểu? Hiện nay trong kinh doanh, các doanh nghiệp có rất nhiều công việc cần phải giải quyết nhưng không phải lúc nào cũng đủ nhân lực có chuyên môn tốt xử lý. CHính vì thế Outsource xuất hiện và đáp ứng nhu cầu đó. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

    Outsource là gì? 

    Khái niệm của outsourcing là gì? Outsource còn gọi là thuê ngoại, hình thức mà các công ty sử dụng để thuê nguồn nhân lực bên ngoài làm việc hoặc thực hiện các công việc, dự án cần thiết của công ty. Công ty thuê nhân lực ngoài để xử lý khối lượng công việc lớn hoặc đáp ứng được chuyên môn của vị trí công việc đó đề ra.

    Outsource là gì?

    Outsource hay thuê ngoài giờ đây đã phổ biến vì đáp ứng được nhu cầu của nhiều doanh nghiệp về thiếu hụt nhân lực hoặc thiếu nhân lực có trình độ cao. Ở Việt Nam dịch vụ cho thuê ngoài rất phát triển nhờ nguồn nhân lực dồi dào, có kỹ thuật chất lượng cao, chăm chỉ. 

    Ưu và nhược điểm của Outsource

    Outsource là gì phần bên trên đã được giải đáp, còn ưu nhược điểm bạn biết chưa? Outsource khi đi vào sử dụng có nhiều ưu điểm và cũng có những nhược điểm nhất định. Nhưng doanh nghiệp cần phải biết rõ về nó để sử dụng sao cho đúng cách và hiệu quả cao nhất:

    Ưu điểm

    • Thuê ngoài giúp cho doanh nghiệp có nhân lực làm việc có trình độ chuyên môn, năng lực phù hợp công việc cần thực hiện
    • Việc sử dụng outsource giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tài nguyên, công sức hơn là dày công tuyển dụng, đào tạo suốt thời gian dài để phục vụ công việc
    • Công việc của doanh nghiệp có nhiều, có những thời điểm cần xử lý đơn hàng lớn nên thuê ngoài xử lý tốt số lượng công việc tạm thời đó. Thay vì tuyển nhân viên phải trả lương hàng tháng mà hết công việc lại phải xử lý nhân viên đó 
    • Đỡ phải quản lý số lượng nhân viên lớn hàng tháng
    • Thuê ngoài giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn lực nhân viên có trình độ hoặc có chuyên môn, tiếp cận được những kỹ năng, kiến thức, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm
    • Giúp nâng cao hiệu suất công việc đáng kể, hoàn thành được công việc đúng thời hạn
    • Nhiều công ty tiết kiệm được ngân sách đáng kể nhờ thuê ngoài đầu tư vào các lĩnh vực phát triển khác
    • Cải thiện được khả năng tập trung của công ty vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi.
    Thuê ngoài giúp doanh nghiệp có nhân lực làm việc theo nhu cầu

    Khuyết điểm

    - Quảng Cáo -
    • Doanh nghiệp không thể kiểm soát được hiệu quả công việc của đội ngũ thuê ngoài cũng như kết quả sản phẩm
    • Phải trả chi phí cụ thể khi thuê ngoài
    • Phải tìm được đội ngũ thuê ngoài chất lượng, làm việc năng suất mới đáp ứng được yêu cầu công việc của công ty. Ngược lại thuê phải đội ngũ kém năng lực thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng.
    • Khi gia công sản xuất thuê ngoài thiếu sự quản lý trực tiếp của doanh nghiệp, khó cho việc kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh
    • Có rào cản về ngôn ngữ và văn hóa giữa doanh nghiệp và công ty Outsource cũng là vấn đề.

    Các loại hình Outsource 

    Có những loại hình Outsources nào được các cá nhân hoặc doanh nghiệp lựa chọn sử dụng hiện nay? Dưới đây là 12 loại hình cụ thể mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn hình thức phù hợp: 

    Có nhiều loại hình thuê ngoài
    • Professional Outsourcing hay thuê ngoài chuyên nghiệp: Hình thức thuê ngoài cung cấp các dịch vụ chuyên môn cao
    • Labour Outsourcing hay thuê ngoài nhân công: Hình thức cho thuê ngoài nhân công thực hiện các công việc khác nhau. Thường do các công ty dịch vụ đảm nhiệm.
    • IT Outsourcing hay Outsource IT: thuê ngoài công nghệ thông tin với các hoạt động như duy trì bảo mật, cập nhật giấy phép, quản lý mạng,… 
    • Multi – Sourcing hay thuê ngoài đa nguồn: hình thức gia công kết hợp giữa lĩnh vực công nghệ thông tin và các chức năng kinh doanh
    • Process – Specific Outsourcing: thuê ngoài theo quy trình chuyên nghiệp cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề về kiến thức, quy trình pháp lý hoặc tuyển dụng nhân sự 
    • Business Process Outsourcing: thuê ngoài theo quy trình kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý các hoạt động kinh doanh đơn giản
    • Manufacturing Outsourcing hay thuê ngoài theo sản xuất: quá trình sử dụng  dịch vụ của công ty thuê ngoài công việc là lắp ráp bộ phận hay chế tạo một sản phẩm hoàn thiện. 
    • Project Outsourcing hay thuê ngoài theo dự án: hình thức thuê ngoài cho công ty thiếu thời gian, chuyên môn, ngân sách để thực hiện một dự án cụ thể
    • Operational Outsourcing hay thuê ngoài theo hoạt động: hình thức thuê ngoài để phục vụ các công việc theo yêu cầu
    • Local Outsourcing hay thuê ngoài tại địa phương: Doanh nghiệp chọn công ty thuê ngoài đặt tại đất nước của trụ sở doanh nghiệp. 
    • Offshore Outsourcing: hình thức sử dụng dịch vụ gia công phần mềm tại đất nước cung cấp ở khoảng cách rất xa.
    • Nearshore Outsourcing: Công ty gia công phần mềm được đặt tại đất nước kề cạnh không gây chênh lệch múi giờ.

    Khái niệm về Outsource là gì đã được digiviet.com đã được nêu rõ ở bài viết này nên mọi người cũng không còn khó hiểu nữa phải không. Hình thức thuê ngoài giờ đây đã quá phổ biến và có không ít công ty cung cấp dịch vụ thuê ngoài với các nhóm nhân viên thuộc đủ các lĩnh vực, ngành nghề, công việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 

    Bài viết này có hữu ích không?

    Chọn số lượng ngôi sao mà bạn muốn đánh giá!

    Điểm trung bình 0 / 5. Tổng bình chọn 0

    Hiện tại chưa có lượt bình chọn nào cho bài viết này! Hãy là người đầu tiên nhé!

    - Quảng Cáo -

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    bài viết liên quan

    spot_img
    spot_img