Thương hiệu luôn là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong kinh doanh và phát triển. Trong quá trình xây dựng thương hiệu sẽ có khái niệm Brand story là gì mà bạn bắt gặp. Và nhiều người sẽ phân vân trong cách kể câu chuyện thương hiệu thu hút như thế nào?
Brand story là gì?
Brand Story là câu chuyện kể về thương hiệu của một doanh nghiệp, cá nhân cụ thể. Câu chuyện sẽ lên nội dung khác nhau và kể từ khi doanh nghiệp hình thành, trải qua các thăng trầm, cách theo đuổi thành công, đặt mục tiêu ra sao, đạt được những thành tựu gì, cho tới thời điểm hiện tại ra sao…
Câu chuyện của thương hiệu sẽ truyền cảm hứng và giúp cho khách hàng tới gần hơn với một doanh nghiệp nào đó. Đồng thời chú ý, ấn tượng, yêu thích thương hiệu để cân nhắc và quyết định sử dụng, gắn bó với các sản phẩm/dịch vụ. Vậy mọi người đã hiểu về khái niệm Brand story là gì.

Cách Kể Câu Chuyện Thương Hiệu Thu Hút
Để tạo nên câu chuyện thương hiệu thu hút thì không phải là ngày một ngày hai và sơ sài là có thể khiến cho đông đảo người nghe yêu thích. Hầu như các doanh nghiệp đều có những tip để có những câu chuyện hay và ấn tượng. Sau đây Digiviet.com sẽ nêu cho bạn các cách kể chuyện phổ biến làm sao cho thu hút:
Phải có ý nghĩa
Brand story là gì thì cũng phải có ý nghĩa riêng. Bao nhiêu doanh nghiệp có rất nhiều các câu chuyện về thương hiệu nhưng có chuyện bị lãng quên nhanh chóng, chuyện thì khó tin, chuyện thì nghe say mê thấy cuốn. Điểm mấu chốt trong việc xây dựng câu chuyện là phải có ý nghĩa riêng và độc đáo.
Như vậy câu chuyện thương hiệu của bạn mới không bị trùng lặp với bất cứ đơn vị nào. Khi ra mắt sẽ gợi được sự tò mò và khi đọc thì người nghe cảm thấy thực sự hay và hấp dẫn.
Một số nội dung mà câu chuyện này cần giải quyết được là:
- Vì sao lại có câu chuyện này?
- Câu chuyện có gì đặc biệt? Thông điệp doanh nghiệp muốn truyền tải tới người nghe?
- Giá trị người nghe nhận được khi nghe câu chuyện?
- Giải quyết các nút thắt,…
Xem thêm: định vị thương hiệu là gì

Làm nổi bật những nút thắt
Việc kể câu chuyện của thương hiệu thì bạn nên làm nổi bật lên các nút thắt để tạo sự hứng thú cho người nghe. Nút thắt này có những thời điểm mà doanh nghiệp đương đầu với các khó khăn, giải quyết như thế nào chẳng hạn. Câu chuyện không có kịch tính, cao trào thì dễ bị cho vào lãng quên.
Chú ý doanh nghiệp không kể ra quá nhiều và chú trọng vào thất bại mà không kể điểm nổi bật, thành công. Như vậy khách hàng mới có cái nhìn về chất lượng thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
Câu chuyện có tính tương quan với thế giới quan
Một câu chuyện về thương hiệu này cần phải truyền đại cái nhìn của thế giới cho phía người đọc. Thực hiện bằng cách giúp khách hàng liên tưởng tới sự việc, hoàn cảnh họ đã trải qua để tạo sự đồng cảm và dễ yêu thích thương hiệu.
Một câu chuyện được dựng lên hoàn toàn là bịa đặt, nghe không có tính chân thật, không có tính tương quan với cuộc sống thì khó lòng thuyết phục được người nghe. Do vậy doanh nghiệp làm nên câu chuyện chú ý điều này.
Ghi nhớ chân dung khách hàng
Doanh nghiệp cần xác định rõ là đối tượng muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình để đưa ra các mục tiêu chuẩn xác. Từ đó tạo nên nội dung câu chuyện dễ liên tưởng hơn tới thương hiệu.
Câu chuyện có thể mang tính hài hước, cảm động, truyền cảm hứng, cổ vũ sự nỗ lực, cung cấp các thông tin, kiến thức hữu ích,…Quan trọng là nội dung phải gắn kết được với độc giả.
Câu chuyện cũng phải giải quyết được các câu hỏi như sử dụng sản phẩm sẽ giúp ích và làm thay đổi điều gì ở khách hàng? Việc lắng nghe câu chuyện này thực sự bổ ích và có được thông tin về sản phẩm chất lượng?
Tạo các lý do thúc đẩy sự tương tác trong câu chuyện
Muốn thu hút độc giả thì bạn cần tạo ra câu chuyện bằng cách làm ra Unique Selling Point. Đây lợi ưu điểm bán hàng của doanh nghiệp dẫn tới mục tiêu cụ thể. Mọi người sẽ có quyết định trực quan tác động tới việc mua hàng hay không.
Đặt mình vào vị trí khách hàng
Doanh nghiệp cần đứng vào vị trí khách hàng để giải đáp hàng loạt các câu hỏi mà khách hàng sẽ phân vân khi đọc câu chuyện. Chẳng hạn như sản phẩm thương hiệu này có tốt, công năng có đúng như lời quảng cáo, có tốt và phải chăng hơn sản phẩm công ty khác.
Với cách thức này thì doanh nghiệp tạo được câu chuyện thương hiệu qua việc theo dõi đánh giá và các tiến triển tâm lý của khách hàng. Bao gồm việc chạm vào sản phẩm, quan tâm, cảm nhận và quyết định mua, phản hồi sau khi dùng.
Câu chuyện lắng đọng cảm xúc
Mọi người hay có xu hướng sẽ có nhiều suy nghĩ khi nghe một câu chuyện nào đó. Và những câu chuyện đầy cảm xúc, đọc tới gợi cho người nghe rất nhiều vấn đề và trăn trở, cả sự đồng cảm, nể phục, tôn trọng, yêu mến, truyền tới động lực, mong muốn,…Những cảm giác càng thật thì càng giúp thương hiệu có được lượng khách hàng trung thành lớn.
Có thể bạn quan tâm: brand equity là gì

Tới đây chắc hẳn bạn đã hình dung rõ về Brand story là gì rồi phải không. Cách kể câu chuyện thương hiệu thu hút cũng đã được Digiviet làm rõ trong bài viết nên sẽ giúp ích rất nhiều cho các cá nhân, doanh nghiệp trong hành trình xây dựng thương hiệu.