4P trong Marketing là gì? Ví dụ và Case Study thực tế

4P trong Marketing là gì – đề tài này đang được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu và làm rõ để ứng dụng linh hoạt vào trong kinh doanh. Chiến lượng marketing mới và hiệu quả bao giờ cũng được các công ty chú ý và linh hoạt áp dụng để thay đổi hiệu quả hoạt động. Nếu bạn cũng đang quan tâm vấn đề này thì có thể theo dõi bài viết phân tích của Digiviet.com dưới đây. 

4P trong Marketing là gì?

Bạn đã biết về khái niệm 4P trong Marketing là gì? 4P trong Marketing còn có tên gọi khác là Marketing hỗn hợp hoặc Marketing Mix – chính là mô hình marketing được cấu thành từ 4 yếu tố cơ bản. Bao gồm Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá). Mô hình này hiện giờ được nhiều công ty áp dụng như công cụ tiếp thị nhằm nâng cao thêm doanh thu và đạt được trọng tâm tiếp thị cho thị trường mình nhắm tới.

Xem thêm: 7p trong marketing là gì

4P trong Marketing là gì?

Cụ thể về các yếu tố trong mô hình 4p trong marketing sẽ được diễn giải cụ thể bên dưới đây:

Product – Sản phẩm

Product hay sản phẩm đây chính là nền tảng đầu tiên mà mỗi chiến lược marketing của doanh nghiệp đưa ra phải cực kỳ quan tâm và làm đẹp, chú trọng từng đặc điểm. Yếu tố này đóng vai trò cốt lõi trong việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm công ty có tốt thì mới thu hút và giữ chân được khách hàng thật lâu. Cùng với đó là hiệu ứng giới thiệu sản phẩm tốt từ người này sang người khác để thương hiệu được quảng bá rộng hơn.

Price – Giá

Price là chữ P tiếp theo trong mô hình 4P marketing – giá bán sản phẩm cụ thể khi được đưa ra thị trường cho người tiêu dùng mua sử dụng. Nhằm xác định được giá bán hợp lý thì doanh nghiệp phải tính toán rất nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể gồm có chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí thuê nhân công, chi phí thuê mặt bằng, chi phí vận chuyển hàng hóa,…Sau đó cân đối để khi bán hàng hóa ra sẽ thu được một số lãi nhất định về doanh nghiệp. Mức lãi này thường dao động trong khoảng 15 – 20% tổng giá trị của sản phẩm.

Place – Địa điểm

Địa điểm chính là chữ P thứ 3 được nhắc tới ở đây – địa điểm mà khách hàng sẽ tới mua sản phẩm hoặc kênh phân phối hàng hóa. Hiện nay hình thức kênh phân phối lại được chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể như: 

Kênh phân phối trực tiếp: Các nhà sản xuất làm ra sản phẩm xong có thể trực tiếp bán tới tay khách hàng. Với cách này thì không qua bất cứ bên trung gian nào khác và giá sản phẩm cũng hưởng tốt nhất. Thế nhưng với hình thức này đa phần các doanh nghiệp sẽ cần website, cửa hàng, showroom, nhân viên bán hàng hùng hậu,…

Xem thêm: hiệu ứng cánh bướm là gìtháp nhu cầu maslow là gì

Các yếu tố trong 4P

Kênh phân phối gián tiếp: Các nhà sản xuất làm ra sản phẩm rồi phân phối tới các đơn vị trung gian bán ra thị trường cho người tiêu dùng mua. Lúc này khách hàng sẽ mua qua bên thứ 3 như nhà hàng, siêu thị, các cửa hàng bán lẻ…

Promotion – Quảng cáo

Quảng cáo là chữ P cuối cùng trong marketing – hiểu là truyền thông, tiếp thị mà một đơn vị kinh doanh thực hiện. Doanh nghiệp sẽ tiến hành các chiến dịch, phương pháp, kế hoạch quảng bá sản phẩm rộng rãi cho người tiêu dùng biết tới và sử dụng khi có nhu cầu. Có rất nhiều công cụ được sử dụng như quảng bá báo đài, tivi, mạng xã hội, tờ rơi, gửi catalog, tổ chức sự kiện, họp báo,…..

Case Study: 4P Marketing ví dụ điển hình tại McDonald

4p marketing là gì đã rõ, chúng ta cùng xem ví dụ thực tế. Việc thực hiện được đầy đủ cả 4P trong marketing thì chúng ta cùng nhìn vào ví dụ nổi bật nhất là McDonald. Công ty cực kỳ thành công trong các chiến lược bán hàng và nâng cao doanh thu siêu cấp.

Sản phẩm (Product): Xây dựng chuỗi các cửa hàng bán thức ăn nhanh ở khắp mọi nơi. Menu đa dạng, hấp dẫn có cả đồ ăn nhanh và đồ uống phục vụ các thực khách sử dụng.

4p trong marketing của McDonald

Địa điểm phân phối (Place): Về địa điểm thì công ty này phân phối sản phẩm qua 4 loại hình chính. Đó là qua nhà hàng McDonald, các kiot bán hàng, app, trang web bán online,…

Quảng cáo (Promotion): McDonald thực hiện các chiến dịch tiếp cận và hỏi ý kiến khách hàng về sản phẩm để có đánh giá cụ thể nhất. Đồng thời cung cấp sự đặc biệt về món ăn, đưa menu các món mới và thuyết phục khách hàng hãy thưởng thức nó. Ngoài ra công ty này còn chạy quảng cáo, tung các chương trình khuyến mãi thường xuyên,…

Giá cả (Pricing): Về giá cả thì công ty này áp dụng rất linh hoạt nhiều chiến thuật khác nhau nhằm tạo ra sự cạnh tranh rất tốt. Đó là định giá theo gói và định giá theo tâm lý. Với cách thức này thì họ đã thành công khi kích thích khách hàng ăn nhiều món ăn và doanh thu liên tục tăng.

Có thể bạn quan tâm: ma trận swot là gìhình thức franchise là gì

Cụ thể về 4P trong Marketing là gì đã được Digiviet.com làm rõ trong bài viết này cho các bạn độc giả quan tâm hiểu được. Nếu bạn đang tìm hiểu nhằm áp dụng cho doanh nghiệp mình thì hãy vận dụng thử xem sao. Kinh nghiệm đúc kết từ nhiều chuyên gia marketing chắc chắn sẽ hữu hiệu. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm công ty
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat trên Zalo