Nhượng quyền kinh doanh là gì? Chiến lược nhượng quyền kinh doanh 2022

    - Quảng Cáo -

    Nhượng quyền kinh doanh là gì? Chiến lược nhượng quyền kinh doanh 2022 như thế nào? Trong khuôn khổ bài viết sau, Digiviet sẽ giải đáp những thắc mắc này của bạn một cách chi tiết nhất. 

    Nhượng quyền kinh doanh là gì?

    Đây là hình thức mà một tổ chức, cá nhân kinh doanh các sản phẩm, mô hình hay hình thức kinh doanh cho phép những tổ chức hay cá nhân khác kinh doanh theo mô hình của mình. Có thể hiểu, bên giao dịch gồm bên mua và bên nhượng quyền.

    Khi đó bên được nhượng quyền kinh doanh sẽ phải mất phí hoặc tính theo % doanh thu từ việc kinh doanh dựa trên thương hiệu đó. Tùy theo từng thương hiệu, trường hợp và hoàn cảnh riêng, mà những điều kiện khi nhượng quyền sẽ được thỏa thuận linh hoạt trên hợp đồng. 

    Nhượng quyền kinh doanh được bắt nguồn từ Mỹ, tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng hình thức này được khởi xướng từ Trung Quốc. Thương hiệu nhượng quyền đầu tiên được diễn ra vào năm 1851 thuộc thương hiệu máy khâu tại Mỹ. Như vậy, có cơ sở cho thấy hình thức nhượng quyền kinh doanh có nguồn gốc từ Mỹ.

    Xem thêm: nhượng quyền thương hiệu là gì

    Ưu và nhược điểm của nhượng quyền kinh doanh

    Cùng tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của hình thức nhượng quyền kinh doanh dưới đây:

    Ưu điểm

    - Quảng Cáo -

    – Được sử dụng thương hiệu nổi tiếng trên thị trường, không cần mất nhiều thời gian xây dựng tên tuổi. 

    – Sản phẩm đảm bảo chất lượng. 

    – Phía bên nhận nhượng quyền sẽ được hỗ trợ và cung cấp những thông tin cần thiết nhất phục vụ cho quá trình kinh doanh được thuận lợi. 

    Nhược điểm

    – Thiếu sự sáng tạo và dấu ấn cá nhân.

    – Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cửa hàng trong hệ thống nhượng quyền.

    Mô hình nhượng quyền kinh doanh

    Dưới đây là một số mô hình điển hình về nhượng quyền kinh doanh mà bạn có thể tham khảo:

    Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện

    Hình thức nhượng quyền kinh doanh này chủ yếu chỉ nhượng lại quyền đối với các loại tài sản như:

    – Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Khi đó bên được nhượng quyền sẽ chỉ tập trung phân phối sản phẩm ra ngoài thị trường. Ví dụ cho hình thức nhượng quyền này phải kể tới: Trung Nguyên, hãng thời trang Pierre Cardin… 

    – Nhượng quyền theo công thức sản xuất: Bên bán nhượng quyền sẽ cung cấp quyền kinh doanh về khâu vận hành và tổ chức. Điển hình là thương hiệu Coca Cola.

    – Cấp phép sử dụng thương hiệu: Hình thức nhượng quyền này sử dụng tên tuổi thương hiệu để nhượng lại. Bạn có thể tham khảo các thương hiệu đồ uống Pepsi hay Disney cho phép bên nhượng quyền được in hình logo lên sản phẩm của mình.

    Xem thêm: nhượng quyền thương hiệu highland

    Nhượng quyền kinh doanh toàn diện

    Hình thức nhượng quyền này có thời gian có thể kéo dài tới 30 năm và sẽ nhượng lại các loại tài sản quan trọng như: Hệ thống (mô hình, chiến lược, quy trình vận chuyển,…), bí quyết kinh doanh, hệ thống thương hiệu, sản phẩm dịch vụ…

    Theo đó, phía bên mua lại thương hiệu nhượng quyền cần phải thanh toán hai khoản phí gồm: Phí hoạt động và phí nhượng quyền. Ngoài ra, cần mất thêm các khoản chi phí về mua thiết bị máy móc, thiết kế, cửa hàng, nguyên vật liệu, quảng cáo…

    Ngoài ra, còn có hình thức nhượng quyền có tham gia quản lý và nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.

    Có thể bạn quan tâm: nhượng quyền bưu cục là gìGiá nhượng quyền the coffee house

    Chiến lược nhượng quyền kinh doanh 2022

    Sau khi tìm hiểu về nhượng quyền kinh doanh là gì, bạn cũng có thể tham khảo các chiến lược nhượng quyền kinh doanh mới nhất tại Việt Nam dưới đây:

    – Lĩnh vực bán lẻ: Một số thương hiệu nổi tiếng như: Coop Mart, 7-Eleven, Miniso, Circle K, Family Mart,… hay thương hiệu Vinmart của Việt Nam. Bên cạnh đó, hình thức nhượng quyền kinh doanh xăng dầu cũng thu hút các nhà đầu tư. 

    – Lĩnh vực ăn uống: Phải kể tới những thương hiệu đình đám như: Phở 24, Dairy Queen, King BBQ,… hay các thương hiệu cafe nổi tiếng Highland Coffee, cafe nhượng quyền cafe Ông Bầu. Nổi bật nhất là thương hiệu nhượng quyền kinh doanh trà sữa với sự góp mặt của những thương hiệu nổi tiếng như: Gong Cha, Koi Thé, Tocotoco, Sữa chua trân châu Hạ Long… 

    – Lĩnh vực làm đẹp: Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nhượng quyền về làm đẹp. Đây sẽ là thị trường béo bở đang thu hút các nhà đầu tư hiện nay. Bạn có thể tham khảo một số thương hiệu nổi trội hiện nay như: Salon tóc Bắc Trần Tiến, Seoul Spa, Regal Nails,…

    Ngoài ra, còn rất nhiều xu hướng nhượng quyền kinh doanh được đánh giá nổi bật trong năm 2022 như: Lĩnh vực thời trang, chuỗi bánh mì, gà rán, đồ ăn nhanh, quán lẩu nướng, hiệu thuốc…

    Xem thêm:

    Hy vọng với những thông tin giải đáp ở trên sẽ giúp bạn biết được nhượng quyền kinh doanh là gì. Có thể thấy nhượng quyền kinh doanh là hình thức màu mỡ đang thu hút các nhà đầu tư hiện nay và hứa hẹn sẽ có nhiều bùng nổ mới trong năm 2022. 

    Bài viết này có hữu ích không?

    Chọn số lượng ngôi sao mà bạn muốn đánh giá!

    Điểm trung bình 0 / 5. Tổng bình chọn 0

    Hiện tại chưa có lượt bình chọn nào cho bài viết này! Hãy là người đầu tiên nhé!

    - Quảng Cáo -

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    bài viết liên quan

    spot_img
    spot_img