Đối với một doanh nghiệp khi hình thành, phát triển qua nhiều giai đoạn tạo dựng nên thương hiệu thì phần giá trị thương hiệu cực kỳ quan trọng. Trong khi tìm hiểu về vấn đề này thì nhiều người thắc mắc về khái niệm của Brand Equity là gì? Đặc điểm – Vai trò của Tài Sản Thương Hiệu cụ thể ra sao? Trong bài viết hôm nay, Digiviet.com sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này cho mọi người.
Brand Equity là gì?
Giải đáp thắc mắc về khái niệm Brand Equity là gì? Brand equity tên dịch ra tiếng Việt là tài sản thương hiệu – tức các giá trị được cộng thêm vào sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và người tiêu dùng. Giá trị chính là phần mà người tiêu dùng đánh giá, nhìn nhận, so sánh, phản ứng khi dùng các sản phẩm, dịch vụ do công ty cung cấp.
Tài sản thương hiệu là những gì mà khách hàng và người tiêu dùng nhận định về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp khi không có doanh nghiệp hiện diện ở đó. Giá trị này được hình thành suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động từ khi thành lập. Cách doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ và chất lượng ra sao, cách chăm sóc khách hàng hậu mãi, bảo hành ra sao.
Xem thêm: local brand là gì

Đặc điểm của tài sản thương hiệu
Brand Equity là gì bạn đã rõ, vậy đặc điểm thì sao? Tài sản thương hiệu được ra đời và tồn tại nhờ vào sự khác biệt trong cách nhìn nhận, phản ứng của người tiêu dùng. Nếu không có sự nổi bật, khác biệt thì thương hiệu sẽ bị lãng quên và khiến cho doanh nghiệp không có nhiều doanh thu khi số lượng sản phẩm bán ra không được nhiều.
Đối với doanh nghiệp có được tài sản thương hiệu tốt thì các sản phẩm/ dịch vụ bán ra thuận lợi số lượng lớn cũng như giá bán cũng cao hơn. Khách hàng chấp nhận trả số tiền cao hơn cho sản phẩm doanh nghiệp có tài sản thương hiệu chất lượng bởi họ tin tưởng, yêu thích thương hiệu đó.
Các thành phần của Brand Equity
Tài sản thương hiệu có những thành phần nào? Có nhiều yếu tố cấu thành nên phần giá trị này của doanh nghiệp nhưng không phải ai cũng biết để tận dụng thật tốt. Cụ thể các thành phần đó là:
- Nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness)
- Chất lượng các sản phẩm/dịch vụ cung cấp bởi thương hiệu doanh nghiệp (Quality)
- Trải nghiệm thương hiệu của khách hàng, người tiêu dùng (Brand Experience)
- Sự yêu thích thương hiệu (Brand Preference)
- Lòng trung thành đối với thương hiệu (Brand Loyalty).
Có thể bạn quan tâm: brand guideline là gì

Vai trò của tài sản thương hiệu
Vậy tài sản thương hiệu có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Có cần thiết phải xây dựng thương hiệu vững chắc hay không? Nếu bạn muốn xác định rõ vấn đề này thì cùng theo dõi nội dung ở bên dưới đây:
Nâng giá bán sản phẩm và tăng thêm lợi nhuận
Sản phẩm mang giá trị của thương hiệu đình đám thì tất nhiên giá bán cũng dễ dàng bán ra cao hơn so với giá trị thực và so với các sản phẩm của đơn vị khác. Như bạn cũng biết những sản phẩm thương hiệu lớn đôi khi có cùng nguyên liệu, hương vị tương đương với nhiều sản phẩm khác ngoài thị trường nhưng giá bán cao hơn hẳn. Người dân vẫn vui vẻ trả tiền để mua bởi giá trị thương hiệu tôn thêm giá cả sản phẩm đó.
Doanh nghiệp có Brand Equity tốt cần cần tốn nhiều chi phí tiếp thị, quảng cáo mà vẫn có thể bán sản phẩm với giá cao hơn. Thậm chí số lượng hàng hóa bán đều đặn với số lượng lớn ở nhiều khu vực khác nhau.
Tăng giá trị đặt hàng
Doanh nghiệp có thương hiệu uy tín sẽ thu hút khách hàng đặt hàng nhiều hơn. Nếu họ ưng ý sản phẩm mua lần trước thì cơ hội quay lại và đặt mua nhiều sản phẩm sẽ cao hơn rất nhiều.
Xem thêm: brand essence là gì

Tạo danh tiếng lớn và giảm nhẹ chi phí quảng cáo
Thời điểm đầu thì doanh nghiệp có thể trả nhiều khoản tiền cho các chiến dịch quảng cáo với nhiều phương thức. Tới khi phát triển nhất định và có được thương hiệu trong lòng khách hàng. Brand Equity sẽ không bị mất giá và tự động khách hàng sẽ tìm tới sản phẩm doanh nghiệp đó để mua sử dụng mà doanh nghiệp không cần tốn chi phí quảng cáo.
Thêm giá trị vòng đời khách hàng
Đối với doanh nghiệp có tệp khách hàng ruột, thân thiết thường xuyên mua hàng thì chắc chắn đó là nguồn doanh thu tốt. Điển hình nhất là Apple – tập đoàn có Brand Equity thuộc hàng đầu thế giới. Với tín đồ mê điện thoại, máy tính Apple thì có xu hướng sẽ mua sản phẩm này vì yêu thích, tin tưởng. Những đời mới nhất ra mắt thì số lượng khách hàng chờ đợi để sở hữu rất đông.
Nâng giá trị cổ phiếu
Thương hiệu lớn với các sản phẩm, dịch vụ cung cấp tốt sẽ giúp tăng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Khách hàng đặt lòng tin vào giá trị thương hiệu nên sẽ giúp cho phần giá trị này tiếp tục tăng trong tương lai.
Xem thêm: thương hiệu quốc gia là gì
Trong thời buổi kinh tế thị trường thì giá trị thương hiệu của doanh nghiệp cực kỳ quan trọng. Đơn vị xây dựng được phần cốt lõi càng tốt càng giúp ích cho sự phát triển lâu dài và lớn mạnh. Như vậy khái niệm về Brand Equity là gì nêu rõ bạn cũng đã biết rồi nhé, Digiviet.com hy vọng thông tin hữu ích cho bạn.