Chúng ta hay nghe tới thuật ngữ về bản quyền – quyền tác giả, xem phần giải thích cũng nhiều nét tương đồng. Vậy nếu khác thì bản Bản quyền và quyền tác giả khác nhau như thế nào? Để giải đáp cho mọi người thắc mắc này thì bài viết hôm nay của digiviet.com sẽ có nội dung chi tiết.
Bản quyền và quyền tác giả khác nhau ra sao?
Bản quyền và quyền tác giả là 2 khái niệm ở trong pháp luật rất nhiều nước có quy định. Tuy nhiên nội dung quy định về 2 thuật ngữ này có nhiều nét tương đồng nhưng về thực tế khi áp dụng có dùng chung về quyền tác giả, có nước lại tách biệt riêng bản quyền – quyền tác giả.
Về 2 thuật ngữ này có nhiều nét cơ bản tương đồng với nhau. Cụ thể như quy định về đối tượng bảo hộ, các quyền của tác giả được thực hiện, chủ sở hữu đối với tác phẩm, thời gian xác lập bảo hộ với tác phẩm,…
Điểm khác: Quyền tác giả là thuật ngữ mà hệ thống pháp luật ở các nước châu Âu lục địa sử dụng. Bản quyền là thuật ngữ mà hệ thống pháp luật Anh – Mỹ áp dụng phổ biến.

Bản quyền và quyền tác giả khác nhau như thế nào?
Do cuộc sống, nét văn hóa, tư duy pháp luật của 2 hệ thống pháp luật khác nhau nên dẫn tới các nội dung bên trong 2 thuật ngữ có một số điểm khác biệt. Dù chỉ chung về quyền của tác giả sáng tạo ra tác phẩm nhưng không hoàn toàn giống nhau 100%.
Với quyền tác giả: Xuất phát từ quan điểm khẳng định quyền sở hữu của tác giả với tác phẩm. Chú trọng vào bảo hộ quyền của tác giả, nhất là các quyền tinh thần của người sáng tạo ra sản phẩm. Quy định pháp luật về quyền tác giả chú trọng bảo vệ tác giả về cả quyền nhân thân lẫn quyền về tài sản khi sở hữu tác phẩm.
Về bản quyền: Đối với quyền này lại ưu tiên bảo vệ quyền lợi kinh tế của người sở hữu quyền các tác phẩm hơn. Bởi vì có nhiều tác phẩm khi ra mắt thị trường mang lại giá trị kinh tế rất lớn nên khiến nhiều người sử dụng trái phép. Có bản quyền chứng minh sở hữu thì ai vi phạm sử dụng không xin phép tác giả sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật. Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ nhấn mạnh tới quyền sao chép, nhân bản tác phẩm, không chú trọng vào quyền nhân thân tác giả.
Tại Việt Nam trong các hệ thống văn bản pháp luật chính thống thì đồng nhất sử dụng thuật ngữ là quyền tác giả. Có nghĩa mọi người dân ở Việt Nam coi 2 thuật ngữ bản quyền và quyền tác giả là cùng khái niệm, nội dung để triển khai.
Xem thêm: trademark là gì
Xác định thời điểm xác lập quyền tác giả với tác phẩm
Bạn đã biết thời điểm nào là tác giả xác lập sở hữu với tác phẩm hay không? Tác phẩm được tạo ra một cách hoàn chỉnh bằng trí tuệ bản thân, không sao chép, ăn cắp ý tưởng cả người khác do ai thực hiện sẽ là chủ sở hữu.

Xác lập quyền tác giả với tác phẩm
Quy định cụ thể có tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ lúc tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Không có sự phân biệt về nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, được công bố hay chưa, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Quyền tác giả cũng có thời gian bảo hộ cụ thể cho những ai chưa biết thì nên cập nhập thông tin cụ thể. Dưới đây digiviet.com sẽ nêu rõ bảng thời gian bảo hộ theo hướng dẫn tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009:
Đối tượng | Thời hạn |
Quyền nhân thân (ngoại trừ về quyền công bố tác phẩm hay cho phép người khác công bố tác phẩm của mình) | Vô thời hạn |
Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác thực hiện công bố tác phẩm và quyền tài sản, bao gồm: | |
– Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, tác phẩm khuyết danh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. | 75 năm từ thời điểm tác phẩm được công bố lần đầu |
– Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa công bố trong vòng 25 năm, từ khi tác phẩm định hình | 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình. |
– Các tác phẩm khác không thuộc loại hình được nêu ở trên | Suốt cuộc đời của tác giả và 50 năm tiếp theo; nếu có tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả mất. |
– Tác phẩm khuyết danh từ khi các thông tin về tác giả xuất hiện | Suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả mất |
Thời hạn bảo hộ theo quy định sẽ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31/12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ về quyền tác giả. |
Có thể bạn quan tâm: local brand là gì
Được dùng tác phẩm bảo vệ bản quyền mà không vi phạm không?
Theo các chuyên gia thì câu trả lời là có. Có tồn tại một số trường hợp mà bạn dùng tác phẩm còn được bảo vệ về bản quyền mà không vi phạm pháp luật. Để tìm hiểu rõ về các trường hợp thì bạn tìm hiểu thêm về sử dụng hợp pháp. Lưu ý là nội dung của bạn hoàn toàn có thể bị xóa theo khiếu nại của tác giả về bản quyền bất cứ thời gian nào. Kể cả khi bạn những điều sau xảy ra:

Sử dụng tác phẩm có bản quyền dễ bị vi phạm
- Bạn tin tưởng và trước đó đã được tác giả cho phép nhưng sau đó lại thay đổi quyết định
- Bạn không nhằm mục đích kiếm tiền hoặc hạn chế kiếm tiền từ nội dung đó
- Bạn có bị tính phí cho bản sao nội dung bản quyền tác giả
- Bạn ghi lại nội dung trong lần biểu diễn, sự kiện, trong rạp chiếu phim,…
- Sao chép nội dung từ tranh ảnh, sách, tiểu thuyết khác, áp phích phim,…
Chính vì thế để đảm bảo không bao giờ bị dính vi phạm bản quyền thì bạn nên tìm hiểu kỹ và có giao kết rõ ràng với tác giả sáng tạo tác phẩm đó. Hoặc bạn tự mình tạo nên sản phẩm mới. Trên bài viết này đã giải đáp chi tiết về bản quyền và quyền tác giả khác nhau như thế nào rồi nhé, giờ đây bạn không còn phân vân khi áp dụng trên thực tế nữa đấy.