Bản quyền phần mềm là gì, lý do vì sao nên mua phần mềm có bản quyền? Với bản quyền phần mềm có chịu thuế GTGT không? Quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này như thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc về thông tin này có thể xem bài viết chi tiết mà digiviet.com cung cấp ngay sau đây.
Phần mềm bản quyền là gì?
Phần mềm bản quyền là những phần mềm đã được cấp phép sử dụng công khai, hợp lệ. Người mua phần mềm bản quyền được thoải mái và toàn quyền sử dụng mà không lo bị vi phạm hoặc bị hạn chế chỉ sử dụng được một số tính năng của nhà sản xuất cung cấp.

Bản quyền phần mềm là gì?
Các hình thức đăng ký phần mềm bản quyền hiện nay
Chắc có lẽ bạn chưa biết hết về các cách thức mà các cá nhân, đơn vị đăng ký bản quyền cho phần mềm là gì? Chính nhằm cung cấp kiến thức tới mọi người mà sau đây digiviet.com sẽ nêu rõ:
Mua một lần
Đây là hình thức được nhiều người lựa chọn, đó là phần mềm mua chỉ cần 1 lần và được cấp quyền sở hữu mãi mãi về sau. Tất nhiên khi mua phần mềm có bản quyền thì khách hàng cần phải trả một mức phí nhất định cho đơn vị cung cấp. Số tiền sẽ được nêu rõ ràng khi tư vấn. Bạn có thể nhận biết được các phần mềm thông dụng như hệ điều hành Windows 10, các Game nổi tiếng có bản quyền,…
Trả phí hàng tháng
Sử dụng phần mềm trả phí đều đặn hàng tháng được gọi tên là phần mềm SaaS. Theo đó thì người dùng cần phải trả số tiền nhất định cho nhà cung cấp phần mềm để được sử dụng. Nếu không thích trả theo tháng, bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận trả theo quý, 6 tháng, hàng năm. Với các trả phí ngắn hạn này nếu bạn không sử dụng nữa thì không tiếp tục gia hạn mua thêm bản quyền phần mềm.
Xem thêm: Copyright là gì
Bản quyền phần mềm có chịu thuế GTGT không?
Điều mà mọi người sử dụng phần mềm đều quan tâm là bản quyền phần mềm có chịu thuế GTGT không? Thuế giá trị gia tăng là loại thuế thông dụng ở nước ta và có quy định rõ ràng cho các trường hợp áp dụng. Chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp:

Cách xác định thuế suất thuế GTGT của phần mềm
Doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ: Theo quy định nêu chi tiết tại Điểm 21, Điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính thì xác định đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:
Trường hợp chuyển giao công nghệ theo quy định nằm trong Luật chuyển giao công nghệ. Nhận chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định nằm trong Luật sở hữu trí tuệ. Hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ kèm chuyển giao cả thiết bị, máy móc thì đối tượng không phải đóng thuế GTGT trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng.
Còn trường hợp mà không tách riêng thì thuế GTGT sẽ tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao và chuyển nhượng. Cùng với máy móc, thiết bị.
Doanh nghiệp kê khai theo phương pháp trực tiếp
Theo quy định của pháp luật chi tiết tại khoản 2 điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC. Đối với các doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp thì:
Các cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng, dịch vụ thuộc vào đối tượng không chịu thuế GTGT. Doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu sẽ không áp dụng tỷ lệ trên doanh thu với phần doanh thu này.
Như vậy có thể thấy rõ với thuế GTGT thì nguyên tắc là áp dụng thuế suất trong toàn bộ khâu. Phần mềm máy tính không có các quy định khác tại ở khoản 21, điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC. Chính do vậy mà dù doanh nghiệp sản xuất phần mềm hay kinh doanh phần mềm vẫn thuộc diện không chịu thuế GTGT.
Có thể bạn quan tâm: local brand là gì
Cho thuê bản quyền phần mềm có phải đóng thuế GTGT?
Nhiều đơn vị thắc mắc về vấn đề cho thuê bản quyền phần mềm thì có phải đóng thuế GTGT cho cơ quan có thẩm quyền hay không? Như phần trên giải thích về bản quyền phần mềm thì hầu như không cần đóng thuế này nhưng hoạt động cho thuê thì có khác gì hay không?

Cho thuê phần mềm bản quyền có phải nộp thuế GTGT?
Cụ thể theo quy định tại Điều 3 và Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ. Theo đó đã có hướng dẫn thông tin trích dẫn từ Luật Công nghệ thông tin. Và theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về các đối tượng không phải chịu thuế GTGT thì:
Cá nhân, tổ chức ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho thuê bản quyền phần mềm. Trường hợp hoạt động cho thuê bản quyền này là hoạt động cung cấp bản quyền phần mềm, thuộc các dịch vụ nêu tại Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ thì không phải chịu thuế GTGT.
Xem thêm: global brand là gì – brand positioning là gì
Với những thông tin bạn tìm hiểu được qua chia sẻ từ digiviet.com đã đủ cho bạn biết rõ là bản quyền phần mềm có chịu thuế GTGT không rồi. Cả việc cho thuê bản quyền phần mềm cũng hầu như không phải đóng thuế GTGT. Để biết thêm các thông tin hữu ích hơn về bản quyền mời bạn thường xuyên ghé vào digiviet.com nhé.