Khái niệm về bản quyền là gì, các vấn đề liên quan và vi phạm bản quyền là như thế nào? Hiện tại đây là vấn đề mà nhiều người quan tâm, nhất là những cá nhân, tổ chức đăng ký thương hiệu và không chỉ phát triển thị trường trong nước còn ra nước nào. Cụ thể vấn đề này sẽ được digiviet.com nêu rõ trong bài viết.
Bản quyền là gì?
Bản quyền hay còn gọi là quyền tác giả – thuật ngữ về pháp lý để mô tả quyền sở hữu của một người với các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Các tác phẩm đăng ký bản quyền rất đa dạng về sách, nhạc, truyện, tranh ảnh, điêu khắc, phim ảnh, chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, bản vẽ kỹ thuật, quảng cáo, bản đồ.

Bản quyền là gì?
Bản quyền có thể được bảo vệ dưới dạng là quyền sở hữu trí tuệ. Bản quyền thường không bảo vệ sự thực, ý tưởng một cách cơ bản nhưng hoàn toàn bảo vệ các từ ngữ, hình ảnh nhằm truyền đạt sự thật hoặc ý tưởng cung cấp đó. Quy định ở mỗi quốc gia luật bản quyền khác nhau, ở Việt Nam cũng vậy cho nên mọi người cần phải tìm hiểu rõ để tránh các sai phạm. Vậy là khái niệm bản quyền là gì đã được digiviet.com phân tích rõ ràng.
Những gì có thể được bảo hộ về bản quyền?
Trong văn bản pháp lý quốc gia đã nêu chi tiết và rõ ràng danh sách tác phẩm được bảo hộ về bản quyền. Sau đây sẽ là các tác phẩm mà bạn cần phải lưu ý về bản quyền:
- Các tác phẩm văn học như tiểu thuyết, thơ ca, kịch, bài báo, tác phẩm văn học;
- Chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu;
- Phim truyện, sản phẩm âm nhạc, vũ đạo;
- Tác phẩm nghệ thuật như tranh vẽ, ảnh và tác phẩm điêu khắc;
- Kiến trúc;
- Quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật.
Xem thêm: bản quyền tiếng anh là gì

Bảo hộ về quyền tác giả tác phẩm văn học
Bảo hộ về bản quyền chỉ mở rộng về việc diễn tả. Có nhiều đối tượng được bảo hộ sẵn về bản quyền hoặc là chưa được nên nếu chưa có thì bạn phải lưu ý đi đăng ký để không gặp trường hợp khác lấy bản quyền của bạn.
Bản quyền sẽ cung cấp quyền gì?
Sơ lược về bản quyền cung cấp những quyền gì là điều mà rất nhiều người quan tâm. Không phải vấn đề nào cũng nằm trong nội dung bản quyền. Hiện nay theo quy định pháp luật thì có 2 loại quyền thuộc bản quyền:
- Quyền kinh tế: Để cho người sở hữu bản quyền được nhận các lợi ích về mặt kinh tế nếu người khác sử dụng tác phẩm của mình.
- Quyền tinh thần: Là quyền để bảo vệ các lợi ích về mặt phi kinh tế cho người sở hữu tác phẩm.
Chủ sở hữu quyền kinh tế của tác phẩm đăng ký bản quyền có thể cấm hoặc ủy quyền:
- Tái tạo tác phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau như xuất bản, in ấn, ghi âm
- Tổ chức các buổi biểu diễn có thu phí hoặc không
- Sản xuất ra các bản ghi dưới dạng đĩa hoặc DVD
- Phát sóng trực tiếp, phát qua đài phát thanh, cáp, vệ tinh
- Dịch tác phẩm sang ngôn ngữ khác
- Chuyển thể tác phẩm sang dạng khác như phim ảnh, ca nhạc, kịch,…
Có thể bạn quan tâm: Copyright là gì
Vi phạm bản quyền là như thế nào?
Bạn đã biết về trường hợp vi phạm bản quyền hay chưa? Không phải hành động nào của người không phải chủ sở hữu tác phẩm cũng là vi phạm bản quyền. Vì thế cho nên bạn phải nắm rõ pháp luật quy định như thế nào để xác định rõ vi phạm hay không.
Vi phạm bản quyền ở đây chính là việc dùng tác phẩm của chính người sáng tác đã đăng ký bản quyền mà không được chủ cho phép. Chẳng hạn như sao chép, cung cấp ra thị trường, sử dụng, biểu diễn, hiển thị,…một cách thoải mái nhằm thu lợi nhuận hoặc không.

Ăn cắp tác phẩm là vi phạm bản quyền
Theo quy định Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP đã nêu rõ các hành vi xâm phạm như sau:
1. Đối tượng bị xét thuộc vào phạm vi các đối tượng được bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ
2. Xuất hiện các yếu tố xâm phạm trong đối tượng đang bị xem xét.
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu về trí tuệ, không là người được pháp luật cho phép thực hiện.
4. Hành vi bị xem xét này diễn ra tại Việt Nam.
Nhằm phân tích rõ hơn về các hành vi xâm phạm bản quyền thì tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ-CP có nêu chi tiết. Theo đó, yếu tố xâm phạm về quyền tác giả thuộc 1 trong các dạng sau:
- Bản sao của tác phẩm tạo ra trái phép;
- Tác phẩm phái sinh tạo ra hoàn hoàn trái phép;
- Tác phẩm mới đã giả mạo tên, chữ ký của tác giả sở hữu, mạo danh hoặc có hành vi chiếm đoạt quyền tác giả;
- Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép một cách trái phép;
- Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả đã bị vô hiệu hóa một cách trái phép.
Những tác phẩm, sản phẩm có yếu tố xâm phạm theo quy định của pháp luật nêu trên được xem là sản phẩm xâm phạm về bản quyền. Những sản phẩm này không được lưu hành hợp pháp, công khai trên thị trường
Thông tin liên quan: brand identity là gì – bản quyền và quyền tác giả
Thông tin về bản quyền là gì, sơ lược các vấn đề liên quan về bản quyền cũng như hành vi vi phạm bản quyền đã được nêu rõ tại bài viết của digiviet.com. Có nhiều thông tin hữu ích hơn về bản quyền bạn có thể theo dõi tại website này.