Marketing tốt rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và mở rộng thị trường của một doanh nghiệp cụ thể. Một trong những mô hình được nhiều đơn vị áp dụng trong công việc này là 7p trong marketing. Vậy 7p trong marketing là gì, nếu bạn chưa biết cũng không phải lo lắng vì trong bài viết này của Digiviet.com sẽ giải đáp chi tiết.
7P trong marketing là gì?
Khái niệm về 7p trong marketing là gì? 7P trong marketing là một mô hình chiến lược marketing có sự kết hợp của 7 yếu tố khác nhau. Bao gồm các yếu tố là Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), People (con người), Process (Quy trình), Promotion (Quảng bá), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng).
Nhiều đơn vị dù đã biết có mô hình 4P trước đó nhưng vẫn muốn linh hoạt thay đổi sang 7P để cải thiện hiệu quả. Mô hình 7P trong marketing ra mắt nhằm tập trung cao cho marketing dịch vụ. Trước đó có 4P, sau đó được thêm 3P vào để được đầy đủ hơn nữa. Cụ thể các yếu tố dưới đây:
Product – Sản phẩm
Product có nghĩa là sản phẩm, các loại hàng hóa hữu hình hoặc vô hình dưới dạng dịch vụ. Trong marketing 7P thì doanh nghiệp cần phải làm tốt khâu sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu và mong mỏi từ phía khách hàng. Như vậy thì dù chiến dịch marketing nào cũng có thể đạt hiệu quả cao và tạo được sự yêu mến từ khách hàng.
Price – Giá
P thứ hai của 7P trong marketing price có nghĩa là giá cả của hàng hóa, giá mà người mua phải trả để sở hữu các sản phẩm mình mong muốn từ người bán. Người làm marketing cần phải nghiên cứu chi tiết sản phẩm này bán ra với giá bao nhiêu và hợp lý. Khách hàng bỏ ra số tiền đấy mua sản phẩm, họ có hài lòng hay không. Giá bán nên hợp lý, không được quá thấp vì lợi nhuận thấp cho doanh nghiệp, không được quá cao vì khách hàng sẽ không có ý muốn quay lại mua thêm.
Place – Điểm phân phối
P tiếp theo là place, tức là địa điểm phân phối, bày bán sản phẩm mà khách hàng khi có nhu cầu có thể tới mua. Cùng là sản phẩm trong phân khúc nhưng người tiêu dùng có thể thấy các mặt hàng có thể được bày bán ở nhiều địa điểm và vị trí khác nhau. Cụ thể như rau củ quả có bày ngoài chợ, sạp hàng, siêu thị, trong cửa hàng thực phẩm sạch,….
Xem thêm: 4p trong marketing là gì

Promotion – Xúc tiến bán hàng
Promotion ý chỉ về các hoạt động quảng bá khác nhau nhằm cho sản phẩm tiếp cận với khách hàng càng nhanh, càng rộng càng tốt. Mục đích để giúp cho doanh nghiệp bán được hàng nhiều nhất có thể. Hoạt động quảng bá sản phẩm như quảng cáo, quan hệ công chúng và quảng cáo truyền miệng.
People – Con người
Yếu tố con người luôn quan trọng trong marketing mà các doanh nghiệp nếu chú ý và làm tốt sẽ mang lại nhiều hiệu ứng cao. Người làm marketing cần phải có được các chiến lược để tăng hiệu quả công việc, tăng doanh thu. Đồng thời điều chỉnh về năng lực, thái độ của đội ngũ nhân viên làm việc trong công ty.
Process
P thứ 6 trong 7P là Process – quá trình. Điều này đại diện cho quy trình doanh nghiệp vận hành từ khi có ý tưởng, nghiên cứu, chọn nguyên vật liệu, sản xuất, ra thành phẩm, kiểm định và bán ra thị trường. Quy trình cẩn thận thì càng ít sai sót và đảm bảo được chất lượng sản phẩm tới tay khách hàng tốt. Còn đối với doanh nghiệp cần giảm bớt chi phí thì nên tinh gọn quy trình để không cần bỏ ra nhiều chi phí cho các công đoạn.

Physical Evidence – Bằng chứng hữu hình
Trong 7P thì đây là yếu tố do con người hoặc tự nhiên tạo ra mang lại rất nhiều cảm xúc tích cực cho khách hàng. Sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp sẽ được khách hàng yêu thích nhiều hơn. Có 2 yếu tố tạo nên Physical Evidence là yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo.
Yếu tố tự nhiên ở đây bao gồm có vị trí về địa lý, cảnh đẹp thiên nhiên,… Yếu tố nhân tạo bao gồm cảnh quan về không gian, trang trí nội thất văn phòng, bố cục sắp xếp các sản phẩm,… Việc xây dựng bằng chứng hữu hình là doanh nghiệp sẽ tạo được dấu ấn trong lòng khách hàng với chính thương hiệu xây dựng hoặc với các sản phẩm.
Xem thêm: hiệu ứng cánh bướm là gì – hiệu ứng domino là gì
Quy trình, chiến lược kinh doanh hiệu quả
Quy trình, chiến lược thực hiện 7P trong marketing hiệu quả cần được thực hiện theo nhiều công đoạn. Sau đây digiviet.com sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề cụ thể bên dưới đây:

Giai đoạn giới thiệu (introduction)
Trong giai đoạn này thì doanh nghiệp sẽ giới thiệu thương hiệu, sản phẩm – dịch vụ ra thị trường cho khách hàng được biết. Sản phẩm tiếp thị qua nhiều kênh khác nhau.
Giai đoạn tăng trưởng (growth)
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thúc đẩy bán hàng, tạo sự tin tưởng với đông đảo khách hàng. Có thể tiến hành các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, quà tặng.
Giai đoạn trưởng thành (maturity)
Công đoạn trưởng thành là để cho sản phẩm phổ biến rộng rãi. Tham khảo ý kiến khách hàng về việc mong đợi sản phẩm xuất hiện ở những địa điểm nào. Xem xét đối thủ cạnh tranh bán ra sao, quảng bá sản phẩm như thế nào. Đẩy mạnh việc hỗ trợ khách hàng 24/7
Giai đoạn thoái trào (decline)
Đẩy sản phẩm phù hợp và đạt chất lượng tốt hơn các đối thủ khác. Xem xét tỷ suất lợi nhuận khi kinh doanh sản xuất là bao nhiêu. Tìm kiếm đánh giá khách hàng về sản phẩm chi tiết để chỉnh sửa. Đo lường hiệu quả các phương pháp đã áp dụng. Tạo sự uy tín hơn nữa về thương hiệu trong mắt khách hàng.
Có thể thấy rõ ràng rằng, 7P trong marketing giúp doanh nghiệp thực hiện các chiến lược một cách toàn diện hơn. Không những giúp lập kế hoạch cụ thể mà còn giúp doanh nghiệp đánh giá lý do vì sao dự án thành công hay không thành công.
Có thể bạn quan tâm: tháp nhu cầu maslow là gì – hình thức franchise là gì
Vậy là qua những thông tin này, Digiviet.com đã gửi tới được các bạn biết thêm thông tin về 7p trong marketing là gì. Đồng thời với đó là quy trình, chiến lược kinh doanh làm sao hiệu quả cao hơn để thay đổi và áp dụng một cách hợp lý nhất.